Tại Thành phố Hồ Chí Minh, do thời tiết nắng nóng kéo dài nên số lượng bệnh nhi nhập viện vì các bệnh mùa nóng như tiêu chảy, tay chân miệng, hô hấp đang gia tăng.
Trong ngày 18/3, tại bệnh viện Nhi Đồng 2 có 116 trẻ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, 93 bệnh nhi bị mắc bệnh hô hấp và khoảng 30 bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng đang điều trị nội trú.
Hiện nay, tại bệnh viện Nhi Đồng 1, mỗi ngày có khoảng 35-40 trẻ bị tay chân miệng, 180 trẻ bị bệnh hô hấp và hơn 100 trẻ mắc bệnh tiêu chảy phải điều trị nội trú. Số trẻ nhập viện do các bệnh này tăng từ 10-20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bác sĩ Phan Văn Nghiệm, Trưởng Phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết thời tiết nắng gắt là điều kiện làm cho thức ăn, thức uống dễ bị ôi, thiu, nhiễm khuẩn nên làm gia tăng bệnh về đường tiêu hóa.
Ngoài ra, vì nắng nóng nên người dân thường sử dụng các phương tiện làm giảm nhiệt độ như quạt và điều hòa nhiệt độ nhưng sử dụng không đúng cách dẫn đến các bệnh về hô hấp. Bên cạnh đó, đây là thời điểm vào mùa của bệnh tay chân miệng nên số bệnh nhi mắc tay chân miệng đang gia tăng.
Các biện pháp phòng bệnh là giữ gìn vệ sinh trong ăn, uống và sinh hoạt; bổ sung đầy đủ nước và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể; tránh để quạt thổi trực diện vào trẻ, đồng thời không chỉnh nhiệt độ của máy điều hòa quá chênh lệch so với nhiệt độ bên ngoài.
Theo bác sĩ Nghiệm, Sở Y tế sẽ có văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố theo dõi, đánh giá tình hình bệnh trong giai đoạn nắng gắt và chuyển mùa để có phương án xử lý hiệu quả các loại dịch bệnh. Đồng thời, khuyến cáo các bậc phụ huynh cần chú ý đến các bệnh khác cũng thường gặp ở trẻ khi thời tiết nắng nóng là rôm sảy, say nắng và phát ban./.
Trong ngày 18/3, tại bệnh viện Nhi Đồng 2 có 116 trẻ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, 93 bệnh nhi bị mắc bệnh hô hấp và khoảng 30 bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng đang điều trị nội trú.
Hiện nay, tại bệnh viện Nhi Đồng 1, mỗi ngày có khoảng 35-40 trẻ bị tay chân miệng, 180 trẻ bị bệnh hô hấp và hơn 100 trẻ mắc bệnh tiêu chảy phải điều trị nội trú. Số trẻ nhập viện do các bệnh này tăng từ 10-20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bác sĩ Phan Văn Nghiệm, Trưởng Phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết thời tiết nắng gắt là điều kiện làm cho thức ăn, thức uống dễ bị ôi, thiu, nhiễm khuẩn nên làm gia tăng bệnh về đường tiêu hóa.
Ngoài ra, vì nắng nóng nên người dân thường sử dụng các phương tiện làm giảm nhiệt độ như quạt và điều hòa nhiệt độ nhưng sử dụng không đúng cách dẫn đến các bệnh về hô hấp. Bên cạnh đó, đây là thời điểm vào mùa của bệnh tay chân miệng nên số bệnh nhi mắc tay chân miệng đang gia tăng.
Các biện pháp phòng bệnh là giữ gìn vệ sinh trong ăn, uống và sinh hoạt; bổ sung đầy đủ nước và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể; tránh để quạt thổi trực diện vào trẻ, đồng thời không chỉnh nhiệt độ của máy điều hòa quá chênh lệch so với nhiệt độ bên ngoài.
Theo bác sĩ Nghiệm, Sở Y tế sẽ có văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố theo dõi, đánh giá tình hình bệnh trong giai đoạn nắng gắt và chuyển mùa để có phương án xử lý hiệu quả các loại dịch bệnh. Đồng thời, khuyến cáo các bậc phụ huynh cần chú ý đến các bệnh khác cũng thường gặp ở trẻ khi thời tiết nắng nóng là rôm sảy, say nắng và phát ban./.
Mai Phương (Vietnam+)