Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin (MIIT) Trung Quốc, Su Bo cho biết, ngành công nghiệp đất hiếm của nước này đã quyết định thành lập một hiệp hội gồm 155 thành viên (bao gồm cả các doanh nghiệp hàng đầu như Tập đoàn Nhôm Trung Quốc và Tập đoàn khoáng sản Trung Quốc), nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành đất hiếm.
Viện sĩ hàn lâm Gan Yong tại Học viện kỹ thuật Trung Quốc đồng thời là Chủ tịch Nhóm xã hội đất hiếm Trung Quốc sẽ là Chủ tịch của hiệp hội mới này.
Hiệp hội đất hiếm Trung Quốc sẽ xây dựng một cơ chế khả thi và phát triển các cơ hội dưới hình thức "đôi bên cùng có lợi" giữa nhà sản xuất và tiêu thụ thông qua các nỗ lực hợp tác chung.
Thành viên hiệp hội sẽ bao gồm các tầng lớp đa dạng từ dây chuyền công nghiệp, khai khoáng và luyện kim, qua đó tạo điều kiện tốt hơn cho quá trình đàm phán hay trao đổi thông tin trong hội.
Hiệp hội đất hiếm Trung Quốc cũng sẽ tích cực cung cấp hỗ trợ và dịch vụ cho các cơ quan và chính quyền địa phương, giúp duy trì sự phát triển trật tự trong ngành đất hiếm, đồng thời hợp tác với các doanh nghiệp đất hiếm để cải tiến công nghệ, sẵn sàng đối phó với các tranh chấp và bất đồng thương mại quốc tế liên quan tới đất hiếm.
Trung Quốc hiện là nước cung cấp trên 90% sản lượng đất hiếm trên thị trường toàn cầu.
Vì vậy, việc nước này đưa ra các mức trần sản lượng, tiêu chuẩn môi trường chặt chẽ hơn, đặc biệt là quyết định hạn chế xuất khẩu đất hiếm đã châm ngòi cho những bất đồng giữa Bắc Kinh và một số quốc gia tiêu thụ đất hiếm chủ chốt.
Vừa qua, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản đã kiện Trung Quốc lên WTO do đã hạn chế xuất khẩu đất hiếm.
Về phần mình, Viện sĩ Gan cho rằng, động thái hạn chế thăm dò và sản xuất đất hiếm của Trung Quốc là hoàn toàn bình thường vì nước này muốn phát triển đất hiếm bền vững hơn và bảo vệ môi trường.
Hơn nữa, theo ông Gan, nhiều quốc gia trên thế giới có trữ lượng đất hiếm rất lớn và các nước tiêu thụ không nên chỉ dựa vào Trung Quốc như là nguồn cung chủ chốt./.
Viện sĩ hàn lâm Gan Yong tại Học viện kỹ thuật Trung Quốc đồng thời là Chủ tịch Nhóm xã hội đất hiếm Trung Quốc sẽ là Chủ tịch của hiệp hội mới này.
Hiệp hội đất hiếm Trung Quốc sẽ xây dựng một cơ chế khả thi và phát triển các cơ hội dưới hình thức "đôi bên cùng có lợi" giữa nhà sản xuất và tiêu thụ thông qua các nỗ lực hợp tác chung.
Thành viên hiệp hội sẽ bao gồm các tầng lớp đa dạng từ dây chuyền công nghiệp, khai khoáng và luyện kim, qua đó tạo điều kiện tốt hơn cho quá trình đàm phán hay trao đổi thông tin trong hội.
Hiệp hội đất hiếm Trung Quốc cũng sẽ tích cực cung cấp hỗ trợ và dịch vụ cho các cơ quan và chính quyền địa phương, giúp duy trì sự phát triển trật tự trong ngành đất hiếm, đồng thời hợp tác với các doanh nghiệp đất hiếm để cải tiến công nghệ, sẵn sàng đối phó với các tranh chấp và bất đồng thương mại quốc tế liên quan tới đất hiếm.
Trung Quốc hiện là nước cung cấp trên 90% sản lượng đất hiếm trên thị trường toàn cầu.
Vì vậy, việc nước này đưa ra các mức trần sản lượng, tiêu chuẩn môi trường chặt chẽ hơn, đặc biệt là quyết định hạn chế xuất khẩu đất hiếm đã châm ngòi cho những bất đồng giữa Bắc Kinh và một số quốc gia tiêu thụ đất hiếm chủ chốt.
Vừa qua, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản đã kiện Trung Quốc lên WTO do đã hạn chế xuất khẩu đất hiếm.
Về phần mình, Viện sĩ Gan cho rằng, động thái hạn chế thăm dò và sản xuất đất hiếm của Trung Quốc là hoàn toàn bình thường vì nước này muốn phát triển đất hiếm bền vững hơn và bảo vệ môi trường.
Hơn nữa, theo ông Gan, nhiều quốc gia trên thế giới có trữ lượng đất hiếm rất lớn và các nước tiêu thụ không nên chỉ dựa vào Trung Quốc như là nguồn cung chủ chốt./.
Việt Khoa (TTXVN)