Trải qua nhiều thăng trầm, guốc mộc Bình Nhâm xuất ngoại

Guốc mộc Bình Nhâm làm từ gỗ xoan, mít, thông… nên nhẹ và bền. Để làm ra đôi người thợ guốc phải mất rất nhiều công đoạn, một số mẫu guốc còn được sơn mài, cẩn xà cừ hoặc vẽ màu.

Hơn nửa thế kỷ, những nghệ nhân làng guốc Bình Nhâm (xã Bình Nhâm, thị xã Thuận An) với đôi bàn tay khéo léo đã làm nên những đôi guốc mộc cung cấp cho người tiêu dùng khắp mọi miền đất nước.

Trải qua nhiều thăng trầm, nghề làm guốc vẫn được các nghệ nhân nơi đây lưu giữ và truyền lại cho thế hệ con cháu. Giờ đây, mỗi năm có gần 500.000 đôi guốc Bình Nhâm các loại xuất khẩu sang các nước như: Đức, Hà Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia…

Thời gian sau năm 1980, thị hiếu tiêu dùng của người dân thay đổi, có nhiều lựa chọn với các loại giày dép da, nhựa phong phú và giá rẻ nên thị phần của guốc mộc Bình Nhâm theo đó cũng bị thu hẹp. Tuy vậy, với lòng tâm huyết nghề qua nhiều thế hệ, người dân Bình Nhâm vẫn cố gắng nhằm giữ vững nghề làm guốc truyền thống của làng.

Cơ sở guốc Ba Thân của ông Thái Văn Siêm có từ trước năm 1960, nay được người con trai của ông Siêm là anh Thái Văn Anh Hùng tiếp quản và tiếp tục phát triển. Năm 1995, Thái Văn Anh Hùng quyết định thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hùng Thái chuyên sản xuất, kinh doanh guốc.

Trải qua nhiều thăng trầm, guốc mộc Bình Nhâm xuất ngoại ảnh 1Sản phẩm guốc mộc Bình Nhâm có truyền thống từ hơn nửa thế kỷ.
Trải qua nhiều thăng trầm, guốc mộc Bình Nhâm xuất ngoại ảnh 2 Quy trình xẻ gỗ nguyên liệu sản xuất guốc mộc ở Bình Nhâm.
Trải qua nhiều thăng trầm, guốc mộc Bình Nhâm xuất ngoại ảnh 3Giũa đế guốc để tạo nên những đôi guốc mềm mại và thanh thoát...
Trải qua nhiều thăng trầm, guốc mộc Bình Nhâm xuất ngoại ảnh 4...và nén đế guốc để những thành phẩm thêm chắc chắn.
Trải qua nhiều thăng trầm, guốc mộc Bình Nhâm xuất ngoại ảnh 5 Làm quai cho guốc.
Trải qua nhiều thăng trầm, guốc mộc Bình Nhâm xuất ngoại ảnh 6 Để có được những đôi guốc sáng bóng, quy trình sơn guốc đòi hỏi những người thợ thủ công có tay nghề cao.
Trải qua nhiều thăng trầm, guốc mộc Bình Nhâm xuất ngoại ảnh 7 Guốc mộc Bình Nhâm chủ yếu làm từ nguồn nguyên liệu gỗ xoan, mít, thông… nên nhẹ và bền.
Trải qua nhiều thăng trầm, guốc mộc Bình Nhâm xuất ngoại ảnh 8 Trước khi đến tay người tiêu dùng, những đôi guốc thành phẩm luôn được kiểm tra cẩn thận.
Trải qua nhiều thăng trầm, guốc mộc Bình Nhâm xuất ngoại ảnh 9Nghề làm guốc ở Bình Nhâm đã tạo ra thu nhập chính cho nhiều lao động địa phương trong vùng.
Trải qua nhiều thăng trầm, guốc mộc Bình Nhâm xuất ngoại ảnh 10Guốc gỗ Bình Nhâm bày bán ở thị trường trong nước.

Hiện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hùng Thái chính là nơi sản xuất guốc lớn nhất Bình Nhâm, có 80 nhân công làm việc với thu nhập hàng tháng từ 3 đến 5 triệu đồng/người. Nhưng điều đáng quý là Công ty đã đi đầu trong việc gìn giữ nghề guốc truyền thống của địa phương.

Là nghệ nhân gắn bó với nghề làm guốc lâu năm, anh Hùng chia sẻ về hướng đi của nghề làm guốc: “Muốn guốc gỗ sống được, phải thay đổi mẫu mã để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và hướng ra thị trường xuất khẩu.”

Từ suy nghĩ đó, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hùng Thái của anh Hùng đã nhập máy móc về ứng dụng vào quy trình làm guốc, đồng thời tổ chức huấn luyện tay nghề cho công nhân.

Anh Hùng cũng đã bỏ nhiều công sức để tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước, sau đó tập trung khai thác thị trường nước ngoài. Thành quả đạt được là guốc Hùng Thái đã xuất khẩu mỗi năm gần 500.000 đôi guốc các loại sang các nước như: Đức, Hà Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia.../.

Guốc mộc Bình Nhâm làm từ gỗ xoan, mít, thông… nên nhẹ và bền. Để làm ra đôi người thợ guốc phải mất rất nhiều công đoạn như: cưa khúc, mài thô định hình dạng của chiếc guốc, mài bóng, mài nhẵn và phun sơn rồi đóng đế và quai. Quai guốc được làm bằng các chất liệu như nhựa, vải, da…. Một số mẫu guốc còn được sơn mài, cẩn xà cừ hoặc vẽ màu trông quý phái, xinh xắn và sống động./.

(Báo ảnh Việt Nam/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục