Náo loạn vì "vật thể lạ"

Trạm vũ trụ quốc tế náo loạn bởi một "vật thể lạ"

Sáu nhà du hành vũ trụ làm việc trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) ngày 28/6 được một phen hú vía khi một mảnh vỡ vũ trụ suýt va vào ISS.
Sáu nhà du hành vũ trụ làm việc trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) ngày 28/6 được một phen hú vía khi một mảnh vỡ vũ trụ suýt va vào ISS.

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết một vật thể bay với tốc độ cao tiến về phía ISS khiến phi hành đoàn vội vàng trèo vào hai tàu cứu hộ Liên hợp (Soyuz) bên cạnh để trú ẩn trong khoảng 30 phút.

Đây là vật thể bay tiến gần ISS nhất từ trước tới nay và NASA hoàn toàn không có tin tức gì về vật thể này cho tới khi nó tiến đến rất gần, chỉ cách trạm khoảng 335m. Hiện kích thước của vật thể trên vẫn chưa được xác định.

Giới chuyên gia cảnh báo hiện tượng tương tự sẽ ngày càng phổ biến do khối lượng rác thải không gian từ các bộ phận tên lửa, do các vụ thử tên lửa thất bại gây ra, đang tăng lên.

Trong vòng 54 năm qua con người đã tiến hành 4.600 vụ phóng để nghiên cứu vũ trụ và tạo ra khối lượng rác thải khổng lồ, với hàng triệu mảnh kim loại, nhựa và thủy tinh đang bay lơ lưng trên không trung.

NASA cho biết hiện trong không gian có khoảng 16.000 vật thể có đường kính hơn 10cm được Mạng lưới giám sát vũ trụ Mỹ theo dõi sát sao.

Mặc dù nguy cơ xảy ra các vụ va chạm là rất thấp, nhưng một mẩu rác thải vũ trụ nhỏ với tốc độ bay nhanh như vậy cũng có thể gây thiệt hại cho tên lửa trị giá hàng chục triệu USD.

Tuy nhiên, do quĩ đạo của ISS nằm cách bề mặt Trái Đất khoảng 350km và trạm cũng được áp dụng các biện pháp phòng ngừa nên các mảnh rác thải vũ trụ có kích thước lớn khó có thể va vào ISS./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục