Trang bị các trạm cân lưu động xe quá tải tại 10 tỉnh

10 tỉnh, thành phố trên cả nước làm tốt công tác kiểm soát xe quá tải trong thời gian qua sẽ được trang bị các bộ cân lưu động.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có Công văn trình Bộ Giao thông vận tải báo cáo phương án trang bị các bộ cân lưu động kiểm tra tải trọng xe cho 10 tỉnh, thành phố đã làm tốt công tác kiểm soát tải trọng xe trong thời gian qua. Theo đánh giá của Tổng cục Đường bộ, các tỉnh, thành đã tổ chức tốt việc kiểm soát tải trọng xe đồng thời có văn bản yêu cầu cần được trang bị sớm các trạm cân lưu động bởi các Quốc lộ chạy qua các địa phương này cũng là những tuyến đường được ưu tiên tập trung kiểm soát  tải trọng xe. [50 địa phương siết xe quá tải “nuốt” đường Quốc lộ] Cụ thể, các tỉnh thành sẽ được trang bị cân lưu động bao gồm: Hà Nam, Thanh Hóa, Quảng Bình, Bình Định, Cần Thơ, Lâm Đồng, Hải Phòng, Yên Bái, Nam Định, Bắc Kạn. Ngoài ra, Tổng cục Đường bộ cũng cho biết, 10 bộ cân lưu động sẽ được cấp cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, để các tỉnh, thành phố giao cho các Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Công an tỉnh thực hiện trực tiếp công tác kiểm soát tải trọng xe trên các hệ thống đường bộ thuộc địa bàn của địa phương. Sau khi được trang bị cân các tỉnh sẽ tập trung “siết” xe quá tải trên các Quốc lộ trọng điểm và lưu động kiểm tra trên các tuyến đường đi qua địa bàn các tỉnh. Theo đó, tại các tỉnh Hà Nam, Thanh Hóa, Quảng Bình, Bình Định, Cần Thơ, trạm cân sẽ tập trung kiểm soát xe quá tải trọng trên Quốc lộ 1, lưu động kiểm tra trên Quốc lộ 21, 38, 47, 45, 12A, 19, 1D, 80, 91, 91B và đường Hồ Chí Minh. Các tỉnh Lâm Đồng, Hải Phòng, Yên Bái, Nam Định, Bắc Kạn sẽ tập trung “siết” xe quá tải “phá” đường trên các tuyến Quốc lộ 3, 20, 5, 70 và lưu động kiểm tra trên tuyến đường liên tỉnh 27, 28, 10, 37, 279, 32./.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Đinh La Thăng vừa ký Quyết định số 2196/QĐ-BGTVT ban hành Quy định Tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả công tác bảo dưỡng thường xuyên quốc lộ theo chất lượng thực hiện.

Với mỗi hạng mục quản lý bảo dưỡng thường xuyên, tương ứng với từng mức độ đáp ứng, sẽ được đánh giá mức điểm khác nhau.

Đối với các hạng mục đáp ứng từ 96-100% số điểm tối đa của tất cả các mục tiêu tương ứng giá trị được thanh toán 100% kinh phí dự toán. Khi các mục tiêu được đánh giá gộp lại đạt mức điểm từ 95% số điểm tối đa trở xuống sẽ bị khấu trừ tương đương.

Nếu các mục tiêu được đánh giá gộp lại đạt mức điểm dưới 70% điểm tối đa sẽ không nghiệm thu.
Việt Hùng (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục