Ngày 30/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Nghị định 70/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng mới.
Theo đó, từ ngày 1/10/2011 đến ngày 31/12/2012, các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp FDI, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động sẽ bắt đầu thực hiện mức lương tối thiểu vùng mới theo quy định của Chính phủ.
Như vậy mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp trong nước tăng thêm từ 500.000 đồng đến 650.000 đồng, doanh nghiệp FDI là từ 300.000 đồng đến 450.000 đồng; đây là mức tăng nhiều nhất từ trước đến nay.
Theo ông Phạm Minh Huân - Thứ trưởng Bộ Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, mức lương tối thiểu vùng mới là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp trả cho người lao động chưa qua đào tạo, làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng và hoàn thành định mức. Việc trả lương cho những lao động thuộc diện nói trên không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mà Chính phủ quy định.
Đối với lao động đã qua học nghề, doanh nghiệp phải trả cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Tiền lương là sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động, Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp trả lương cao hơn mức lương tối thiểu quy định. Đặt ra mức lương tối thiểu vùng cũng là cách đảm bảo thu nhập cơ bản cho người lao động giản đơn. Đối với những lao động lâu năm, có trình độ, tự doanh nghiệp và họ sẽ phải thỏa thuận.
Ông Phạm Minh Huân cũng cho biết thêm với việc điều chỉnh này, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI sẽ có chung mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp trong nước sẽ phải cạnh trạnh quyết liệt với doanh nghiệp FDI, trong khi năng suất lao động của doanh nghiệp trong nước luôn thấp hơn.
Hiện tại, bản đồ vùng tiền lương tối thiểu đang “méo mó,” hai vùng giáp ranh có mức chênh mức lương tối thiểu rất lớn, về lâu dài cần phải co lại. Trước đây chưa có việc phân các mức lương tối thiểu vùng, cả nước chỉ có mức lương tối thiểu chung. Sau này mới tách ra thành 4 vùng lương tối thiểu, trong đó mức của vùng IV bằng mức lương tối thiểu chung.
Hiện nay, mức vùng IV đã được điều chỉnh lên 1.400.000 đồng/người/tháng, trong khi công chức nhà nước đang hưởng mức 830.000 đồng/người/tháng (nhân với hệ số) là quá thấp và bất cập. Điều đó dẫn đến thực trạng có nhiều công chức chăm chỉ làm việc, nhưng thu nhập vẫn thấp; nhiều công chức cống hiến, nhưng lại chưa được hưởng lợi từ sự cống hiến đó. Do vậy, cần phải điều chỉnh lương lên cao, nhưng đây không phải điều dễ vì ngân sách Nhà nước có hạn./.
Theo đó, từ ngày 1/10/2011 đến ngày 31/12/2012, các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp FDI, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động sẽ bắt đầu thực hiện mức lương tối thiểu vùng mới theo quy định của Chính phủ.
Như vậy mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp trong nước tăng thêm từ 500.000 đồng đến 650.000 đồng, doanh nghiệp FDI là từ 300.000 đồng đến 450.000 đồng; đây là mức tăng nhiều nhất từ trước đến nay.
Theo ông Phạm Minh Huân - Thứ trưởng Bộ Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, mức lương tối thiểu vùng mới là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp trả cho người lao động chưa qua đào tạo, làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng và hoàn thành định mức. Việc trả lương cho những lao động thuộc diện nói trên không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mà Chính phủ quy định.
Đối với lao động đã qua học nghề, doanh nghiệp phải trả cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Tiền lương là sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động, Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp trả lương cao hơn mức lương tối thiểu quy định. Đặt ra mức lương tối thiểu vùng cũng là cách đảm bảo thu nhập cơ bản cho người lao động giản đơn. Đối với những lao động lâu năm, có trình độ, tự doanh nghiệp và họ sẽ phải thỏa thuận.
Ông Phạm Minh Huân cũng cho biết thêm với việc điều chỉnh này, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI sẽ có chung mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp trong nước sẽ phải cạnh trạnh quyết liệt với doanh nghiệp FDI, trong khi năng suất lao động của doanh nghiệp trong nước luôn thấp hơn.
Hiện tại, bản đồ vùng tiền lương tối thiểu đang “méo mó,” hai vùng giáp ranh có mức chênh mức lương tối thiểu rất lớn, về lâu dài cần phải co lại. Trước đây chưa có việc phân các mức lương tối thiểu vùng, cả nước chỉ có mức lương tối thiểu chung. Sau này mới tách ra thành 4 vùng lương tối thiểu, trong đó mức của vùng IV bằng mức lương tối thiểu chung.
Hiện nay, mức vùng IV đã được điều chỉnh lên 1.400.000 đồng/người/tháng, trong khi công chức nhà nước đang hưởng mức 830.000 đồng/người/tháng (nhân với hệ số) là quá thấp và bất cập. Điều đó dẫn đến thực trạng có nhiều công chức chăm chỉ làm việc, nhưng thu nhập vẫn thấp; nhiều công chức cống hiến, nhưng lại chưa được hưởng lợi từ sự cống hiến đó. Do vậy, cần phải điều chỉnh lương lên cao, nhưng đây không phải điều dễ vì ngân sách Nhà nước có hạn./.
Trần Xuân Tình (TTXVN/Vietnam+)