Triển lãm ảnh "Bác sỹ Trần Duy Hưng - Một người Hà Nội" đã khai mạc ngày 12/1 tại Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của bác sỹ Trần Duy Hưng - Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban hành chính thành phố Hà Nội. Ông cũng là người đảm nhiệm cương vị này lâu nhất trong lịch sử chính quyền Hà Nội sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Triển lãm "Bác sỹ Trần Duy Hưng - Một người Hà Nội" khắc họa hình ảnh của ông qua 3 phần nội dung lớn: "Quê hương - gia đình", "Từ Hà Nội đến chiến khu Việt Bắc", "Vị Chủ tịch Thủ đô được dân tin yêu". Với 100 khoảnh khắc tiêu biểu, tương ứng với kỷ niệm 100 năm ngày sinh của bác sỹ Trần Duy Hưng, Ban tổ chức mong muốn công chúng một lần nữa nhớ về ông, một con người đầy tài năng, nhiệt huyết, đức độ, một người lãnh đạo gần dân, yêu dân theo đúng nghĩa là công bộc của dân như Bác Hồ đã dạy. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận xét về bác sỹ Trần Duy Hưng "Một con người của nhân dân, vì nhân dân, là một trí thức để lại tấm gương sáng cho các thế hệ trí thức cả hôm nay và mai sau học tập, noi theo."
Bác sỹ Trần Duy Hưng sinh trưởng trong một gia đình trung lưu, nền nếp ở thôn Hòe Thị (làng Canh), xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Là con trai cả trong gia đình có 8 người con, ông và các em đều được cha mẹ cho ăn học đến nơi đến chốn, đều đỗ đạt thành tài. Vốn là người cần cù, thông minh và học giỏi, Trần Duy Hưng chọn nghề y nối nghiệp gia đình cùng với ý tưởng cách mạng "Chữa bệnh cho người và chữa bệnh cho xã hội."
Ngay từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, ông đã rất ham mê các hoạt động xã hội, phong trào thanh niên, tham gia tổ chức hướng đạo sinh của cụ Hoàng Đạo Thúy, đảm nhiệm chức huynh trưởng khu vực miền Bắc. Đây là tổ chức uy tín trong xã hội những năm tiền khởi nghĩa. Việc tham gia tổ chức này là dấu mốc thể hiện sự trưởng thành của người trí thức yêu nước, bác sỹ Trần Duy Hưng.
Tuổi trẻ của bác sỹ Trần Duy Hưng gắn bó với cảnh vật, con người, phố phường Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp đại học loại xuất sắc, ông mở bệnh viện tư ở Hà Nội để chữa bệnh cứu người, đây cũng là địa chỉ khó quên đối với bệnh nhân nghèo, những người tham gia hoạt động cách mạng.
Sau Cách mạng tháng Tám, Bác Hồ trở về Hà Nội đã đề nghị bác sỹ Trần Duy Hưng đảm đương chức Thị trưởng Hà Nội giữa bối cảnh cực kỳ khó khăn. Cùng sự lãnh đạo của Thành ủy, bác sỹ Trần Duy Hưng đã bắt tay giải quyết nhiều việc cấp bách lúc đó là giải quyết nạn đói, diệt giặc dốt và chống giặc ngoại xâm...
Sau ngày toàn quốc kháng chiến, bác sỹ Trần Duy Hưng cùng gia đình đã theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Chính phủ lên chiến khu Việt Bắc, bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp. Ông được tin cẩn, giao giữ nhiều trọng trách ở chiến khu, gần gũi chăm sóc sức khỏe cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại yêu cầu bác sỹ Trần Duy Hưng làm Chủ tịch Ủy ban hành chính Thủ đô, sau này là Ủy ban Nhân dân, ông đã đảm nhiệm trọng trách này trong suốt 25 năm. Là người lãnh đạo, song bác sỹ Trần Duy Hưng nổi tiếng về tác phong gần gũi với nhân dân lao động, luôn được người dân yêu mến. Là một trí thức cách mạng, ông luôn năng nổ, nhiệt tình, tác phong giản dị, sống đức độ, có nhiều cống hiến cho sự phồn vinh của Thủ đô và đất nước... Để tưởng nhớ công ơn của một trí thức yêu nước suốt đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, gần dân, thương dân và liêm khiết, cống hiến to lớn cho Thủ đô, năm 1999, Hội đồng nhân dân thành phố quyết định đặt tên ông cho đường phố đẹp, hiện đại ở cửa ngõ phía Tây Hà Nội: đường Trần Duy Hưng.
Triển lãm đặc biệt này do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thông tấn xã Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Khoa học lịch sử Việt Nam phối hợp tổ chức, diễn ra tại nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) đến hết ngày 16/1./.
Triển lãm "Bác sỹ Trần Duy Hưng - Một người Hà Nội" khắc họa hình ảnh của ông qua 3 phần nội dung lớn: "Quê hương - gia đình", "Từ Hà Nội đến chiến khu Việt Bắc", "Vị Chủ tịch Thủ đô được dân tin yêu". Với 100 khoảnh khắc tiêu biểu, tương ứng với kỷ niệm 100 năm ngày sinh của bác sỹ Trần Duy Hưng, Ban tổ chức mong muốn công chúng một lần nữa nhớ về ông, một con người đầy tài năng, nhiệt huyết, đức độ, một người lãnh đạo gần dân, yêu dân theo đúng nghĩa là công bộc của dân như Bác Hồ đã dạy. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận xét về bác sỹ Trần Duy Hưng "Một con người của nhân dân, vì nhân dân, là một trí thức để lại tấm gương sáng cho các thế hệ trí thức cả hôm nay và mai sau học tập, noi theo."
Bác sỹ Trần Duy Hưng sinh trưởng trong một gia đình trung lưu, nền nếp ở thôn Hòe Thị (làng Canh), xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Là con trai cả trong gia đình có 8 người con, ông và các em đều được cha mẹ cho ăn học đến nơi đến chốn, đều đỗ đạt thành tài. Vốn là người cần cù, thông minh và học giỏi, Trần Duy Hưng chọn nghề y nối nghiệp gia đình cùng với ý tưởng cách mạng "Chữa bệnh cho người và chữa bệnh cho xã hội."
Ngay từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, ông đã rất ham mê các hoạt động xã hội, phong trào thanh niên, tham gia tổ chức hướng đạo sinh của cụ Hoàng Đạo Thúy, đảm nhiệm chức huynh trưởng khu vực miền Bắc. Đây là tổ chức uy tín trong xã hội những năm tiền khởi nghĩa. Việc tham gia tổ chức này là dấu mốc thể hiện sự trưởng thành của người trí thức yêu nước, bác sỹ Trần Duy Hưng.
Tuổi trẻ của bác sỹ Trần Duy Hưng gắn bó với cảnh vật, con người, phố phường Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp đại học loại xuất sắc, ông mở bệnh viện tư ở Hà Nội để chữa bệnh cứu người, đây cũng là địa chỉ khó quên đối với bệnh nhân nghèo, những người tham gia hoạt động cách mạng.
Sau Cách mạng tháng Tám, Bác Hồ trở về Hà Nội đã đề nghị bác sỹ Trần Duy Hưng đảm đương chức Thị trưởng Hà Nội giữa bối cảnh cực kỳ khó khăn. Cùng sự lãnh đạo của Thành ủy, bác sỹ Trần Duy Hưng đã bắt tay giải quyết nhiều việc cấp bách lúc đó là giải quyết nạn đói, diệt giặc dốt và chống giặc ngoại xâm...
Sau ngày toàn quốc kháng chiến, bác sỹ Trần Duy Hưng cùng gia đình đã theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Chính phủ lên chiến khu Việt Bắc, bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp. Ông được tin cẩn, giao giữ nhiều trọng trách ở chiến khu, gần gũi chăm sóc sức khỏe cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại yêu cầu bác sỹ Trần Duy Hưng làm Chủ tịch Ủy ban hành chính Thủ đô, sau này là Ủy ban Nhân dân, ông đã đảm nhiệm trọng trách này trong suốt 25 năm. Là người lãnh đạo, song bác sỹ Trần Duy Hưng nổi tiếng về tác phong gần gũi với nhân dân lao động, luôn được người dân yêu mến. Là một trí thức cách mạng, ông luôn năng nổ, nhiệt tình, tác phong giản dị, sống đức độ, có nhiều cống hiến cho sự phồn vinh của Thủ đô và đất nước... Để tưởng nhớ công ơn của một trí thức yêu nước suốt đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, gần dân, thương dân và liêm khiết, cống hiến to lớn cho Thủ đô, năm 1999, Hội đồng nhân dân thành phố quyết định đặt tên ông cho đường phố đẹp, hiện đại ở cửa ngõ phía Tây Hà Nội: đường Trần Duy Hưng.
Triển lãm đặc biệt này do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thông tấn xã Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Khoa học lịch sử Việt Nam phối hợp tổ chức, diễn ra tại nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) đến hết ngày 16/1./.
Thanh Giang (TTXVN/Vietnam+)