Triển lãm Thiết bị Phát thanh truyền hình quốc tế

Triển lãm Thiết bị Phát thanh truyền hình quốc tế thứ 48 chào đón các công ty hình ảnh, âm thanh và thiết bị liên lạc tới từ 35 nước.
Triển lãm Thiết bị Phát thanh truyền hình quốc tế (Inter BEE) thứ 48 đã chào đón các công ty hình ảnh, âm thanh và thiết bị liên lạc tới từ 35 nước trên thế giới với con số kỷ lục 871 đơn vị tham gia triển lãm. Cuộc triển lãm Inter BEE năm nay khai mạc vào ngày 14/11 tại Makuhari Messe ở Tokyo, Nhật Bản. Triển lãm thứ 48 chào đón các công ty hình ảnh, âm thanh và thiết bị liên lạc tới từ 35 nước trên thế giới với con số kỷ lục 871 đơn vị tham gia triển lãm, giới thiệu các mặt hàng mới nhất của họ tại hơn 1.400 gian hàng. Với việc Nhật Bản đã chuyển đổi thành công từ việc phát sóng truyền hình tương tự (analog) sang truyền hình số vào năm ngoái, triển lãm Inter BEE năm nay sẽ tập trung vào hoạt động sáng tạo, đổi mới công nghệ số. Với các quốc gia như Việt Nam hiện đang hướng tới việc thực hiện các chuyển đổi tương tự, hoạt động của các công ty đóng vai trò lãnh đạo trong ngành công nghiệp ở dưới đây có thể sẽ hé lộ thông tin cho thấy những gì sắp sửa diễn ra. Năm nay, máy ghi hình studio mới nhất của Panasonic được trình làng là AK-HC3800G. Kết hợp với thiết bị kiểm soát máy ghi hình AK-HCU200, các đoạn video chất lượng Độ phân giải cao (High Definition-HD) do máy ghi hình thu được có thể được chuyển đổi để giảm xuống độ phân giải tiêu chuẩn của truyền hình tương tự. AK-HC3800G có thể là giải pháp giá rẻ cho các đài truyền hình trên toàn cầu hiện đang ghi hình theo chuẩn analog, nhưng đang hướng tới việc chuyển đổi sang truyền hình kỹ thuật số.
Triển lãm Thiết bị Phát thanh truyền hình quốc tế ảnh 1
Với việc ngày càng nhiều khán giả nhận thông tin thường nhật thông qua các đoạn video tải qua điện thoại di động và máy tính bảng của họ, Panasonic đã phát triển một bộ codec (mã hóa và giải mã) nén video mới được cải tiến. Bộ codec AVC Proxy cho phép video phân giải cao được nén xuống bức bit-rate thấp, dao động từ 800 tới to 3.5 Mbps để phục vụ việc tải xuống nhanh và phát lại nhanh trên các thiết bị di động. Trong khuôn khổ hoạt động chuyển đổi lên định dạng số, các đài truyền hình cũng sẽ có nhu cầu số hóa kho băng hình đang tồn tại của họ. Hệ thống Thư viện Lưu trữ (Archive Library System - ALS) của Toshima sẽ giúp chuyển đổi các băng hình thành file video số. ALS còn cho phép người dùng đánh dấu các đoạn video bằng từ khóa. Các đài truyền hình với một lượng lớn phim lưu trữ có thể thấy rằng hệ thống này sẽ tăng cường sự hiệu quả của họ trong việc tìm lại các nội dung video đã được ghi hình từ lâu. Ngoài ra, Toshiba còn trình diễn hệ thống Radio Master của họ. Với kích thước chỉ bằng 2/3 kích cỡ của người tiền nhiệm Radio Master còn giúp giảm việc tiêu thụ năng lượng và kinh tế hơn. Trong bối cảnh năng lượng ngày càng hiếm hoi như hiện nay, nỗ lực tiết kiệm năng lượng là yếu tố rất quan trọng. Toshiba cũng đã có động thái cải tiến tương tự với hệ thống TV Master của họ, vốn được hy vọng sẽ ra mắt trong năm 2015. Trong Olympic mùa hè năm nay ở London, Fujitsu đã chạy thử nghiệm thành công hệ thống Cloud Utilization của họ. Khi gửi tín hiệu video từ London tới Tokyo, hệ thống Cloud Utilization đã cho phép việc truyền file video nhanh hơn từ 2 - 20 lần phương thức sử dụng chuẩn FTP tiêu chuẩn. Hệ thống Cloud Utilization bao gồm việc chuyển file tốc độ cao, chuyển đổi nhiều định dạng khác nhau và kiểm soát chất lượng video.
Triển lãm Thiết bị Phát thanh truyền hình quốc tế ảnh 2
Kết hợp với Celsius R920, máy trạm xử lý kép mới nhất của Fujitsu, video chất lượng cao từ Olympics đã được gửi tới một đài truyền hình có trụ sở đặt ở Nhật Bản chỉ trong vài phút, sẵn sàng được biên tập để phát trên truyền hình. Khi chất lượng video tăng lên, tốc độ truyền tín hiệu từ điểm ghi hình tới studio cũng là một vấn đề gây quan ngại ngày càng tăng. Hệ thống High Fidelity 4K Video Transmission của Fujistsu có thể truyền video độ phân giải siêu cao 4K theo thời gian thực. Hệ thống này này sẽ được các đài truyền hình đưa tin về các sự kiện thể thao đặc biệt quan tâm. Tương tự, hệ thống Digital FPU mới nhất của Hitachi cho phép tín hiệu video chất lượng cao thu từ máy bay trực thăng được chuyển xuống các trạm mặt đất. Với khả năng truyền cả tín hiệu sử dụng độ phân giải cao lẫn tín hiệu có độ phân giải tiêu chuẩn (SD), hệ thống này cũng có thể được các đài truyền hình đang chuẩn bị chuyển từ analog sang kỹ thuật số sử dụng. Trong mẫu thiết bị mới nhất, Fujitsu còn trang bị một màn hình điều khiển được tăng cường đồ họa để làm tăng thêm sự tiện lợi. Dù đã chia tay với các thiết bị video có độ phân giải cao, Hitachi vẫn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thiết bị phát thanh và họ mới giới thiệu Yagi - thiệu hệ thống ăng ten radio có thể mang vác được, một phương tiện có thể giúp cứu mạng trong một thế giới đang ngày càng bị ảnh hưởng bởi thảm họa thiên nhiên như hiện nay. Với chiều cao 8 mét, ăng ten HUD-087 Transmitter Antennae có thể dễ dàng được lắp đặt. Khi kết nối với máy phát CD TDS-100FM Transmitter, vốn được trang bị các đầu vào cắm micro, một máy phát đĩa CD, một bộ trộn âm thanh 3 kênh, đài phát thanh FM tạm này sẽ là một công cụ quan trọng giúp chuyển thông tin giá trị tới công chúng ở vùng thảm họa và trong tình huống khẩn cấp.
Triển lãm Thiết bị Phát thanh truyền hình quốc tế ảnh 3
Thông qua việc sử dụng các thành tựu phát triển mới đạt được gần đây và được giới thiệu ở Inter BEE năm nay, các nước như Việt Nam có thể sẽ vượt qua được một số thách thức mà Nhật Bản và các nước tiến hành chuyển đổi hoạt động phát thanh truyền hình khác phải đối mặt, trong bối cảnh họ đang chuẩn bị cho sự chuyển đổi của chính mình./.
PV (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục