Khoảng 40 bức tranh cong (galbisme) của họa sỹ Việt kiều Nguyễn Văn Tâm, một trong những họa sỹ của cộng đồng những người Việt Nam sống tại Pháp, và một số các nghệ sỹ Việt Nam, Pháp khác đi theo Galbisme, một trường phái hội họa mới do Nguyễn Văn Tâm sáng tạo ra, được trưng bày tại triển lãm mang tên “Những câu ngạn ngữ của thế giới quan cái nhìn của Nguyễn Văn Tâm,” vừa khai mạc tối 25/2 tại Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp.
Tham dự khai mạc triển lãm có Đại sứ Dương Văn Quảng, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Tổ chức Liên hợp quốc về Văn hóa, khoa học và giáo dục (UNESCO) tại Pháp; ông Lê Hồng Chương, Giám đốc Trung Tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, cùng đông đảo lãnh đạo các cơ quan đại diện Việt Nam, kiều bào cộng đồng người Việt Nam tại Pháp và các bạn bè, nghệ sỹ Pháp yêu mến Việt Nam.
Theo ông Lê Hồng Chương, đây là lần đầu tiên một cuộc triển lãm về “trường phái nghệ thuật mới” và “đặc biệt” được Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp giới thiệu công chúng Pháp-Việt.
“Đặc biệt” vì bằng tài năng và sự sáng tạo, tuyệt vời của mình, họa sỹ Nguyễn Văn Tâm sắp đặt những bức tranh trong những khung tranh “uốn lượn” lúc sang phải khi sang trái, nhằm tạo chí tưởng tượng phong phú và sự khám phá cho người xem đối với các sự vật hiện tượng cũng như về con người trong thế giới hiện tại.
Về phần mình, Đại sứ Dương Văn Quang, đã đánh giá cao khả năng sáng tạo nghệ thuật của họa sỹ Nguyễn Văn Tâm (80 tuổi) và cho rằng triển lãm không chỉ “đặc biệt” vì đây là một phòng tranh của một họa sỹ gốc Việt ở Pháp được giới thiệu lần đầu tiên với “quy mô và chất lượng nghệ thuật lớn và tốt,” mà còn bởi đây là “một trường phái nghệ thuật mới” do họa sỹ Nguyễn Văn Tâm sáng tạo ra.
Ông nhấn mạnh cũng như mọi trường phái văn học nghệ thuật khác đều cần thời gian để khẳng định, thì ở đây như tác giả bày tỏ hy vọng, trong 20 năm sau thì trường phái này sẽ được biết đến nhiều hơn trong giới nghệ thuật Pháp.
Với Đại sứ Dương Văn Quang, tuy không phải người làm nghệ thuật nhưng theo ông, để sáng tạo ra một trường phái nghệ thuật đặc biệt, nhất là trong hội họa “cần một quá trình tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo.”
Theo Đại sứ Dương Văn Quang, đây là một trường phái “lạ mắt,” khi nhìn vào những bức tranh đó, người xem có thể hình dung và tưởng tượng ra “một cái khác,” “đánh lừa con mắt” của họ (Trompe l’oeil) – đó chính là Galbisme, có người dịch là “tranh cong”, nhưng ông nên dịch là “tranh uốn” vì khi nhìn mỗi bức tranh của tác giả, người xem đều có thể hình dung nó mang “dáng vẻ mềm mại và uốn lượn” của người phụ nữ.
Còn với một số bạn bè Pháp cho rằng, những tác phẩm của Nguyễn Văn Tâm mang đến cho người xem đầy sự xửng sốt về trí tưởng tượng. Ông là một trong những tinh hoa của nghệ thuật, tên tuổi của ông đã vượt qua cả những tư tưởng và nét hội họa của các tác phẩm mà ông đã thể hiện.
Vào năm 1946, Nguyễn Văn Tâm bắt đầu theo học ngành Mỹ thuật tại Paris. Sau đó, ông thể hiện tài năng của mình trong các lĩnh vực đa dạng như thời trang cao cấp, báo chí, thiết kế, quảng cáo và công nghiệp. Năm 1997, ông bắt đầu sáng tạo trường phái galbisme, tranh galbisme được thể hiện phỏng theo phong cách trừu tượng. Năm 2006, ông tiếp tục phát triển Galbisme, dù đã ngoài 80 và tuy còn chưa nhiều người tham gia trường phái này, nhưng ông tin rằng trong tương lai, trường phái tranh galbisme sẽ được giảng dạy tại một số trường nghệ thuật của Pháp.
Triển lãm sẽ kết thúc vào ngày 14/3 tới./.
Tham dự khai mạc triển lãm có Đại sứ Dương Văn Quảng, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Tổ chức Liên hợp quốc về Văn hóa, khoa học và giáo dục (UNESCO) tại Pháp; ông Lê Hồng Chương, Giám đốc Trung Tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, cùng đông đảo lãnh đạo các cơ quan đại diện Việt Nam, kiều bào cộng đồng người Việt Nam tại Pháp và các bạn bè, nghệ sỹ Pháp yêu mến Việt Nam.
Theo ông Lê Hồng Chương, đây là lần đầu tiên một cuộc triển lãm về “trường phái nghệ thuật mới” và “đặc biệt” được Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp giới thiệu công chúng Pháp-Việt.
“Đặc biệt” vì bằng tài năng và sự sáng tạo, tuyệt vời của mình, họa sỹ Nguyễn Văn Tâm sắp đặt những bức tranh trong những khung tranh “uốn lượn” lúc sang phải khi sang trái, nhằm tạo chí tưởng tượng phong phú và sự khám phá cho người xem đối với các sự vật hiện tượng cũng như về con người trong thế giới hiện tại.
Về phần mình, Đại sứ Dương Văn Quang, đã đánh giá cao khả năng sáng tạo nghệ thuật của họa sỹ Nguyễn Văn Tâm (80 tuổi) và cho rằng triển lãm không chỉ “đặc biệt” vì đây là một phòng tranh của một họa sỹ gốc Việt ở Pháp được giới thiệu lần đầu tiên với “quy mô và chất lượng nghệ thuật lớn và tốt,” mà còn bởi đây là “một trường phái nghệ thuật mới” do họa sỹ Nguyễn Văn Tâm sáng tạo ra.
Ông nhấn mạnh cũng như mọi trường phái văn học nghệ thuật khác đều cần thời gian để khẳng định, thì ở đây như tác giả bày tỏ hy vọng, trong 20 năm sau thì trường phái này sẽ được biết đến nhiều hơn trong giới nghệ thuật Pháp.
Với Đại sứ Dương Văn Quang, tuy không phải người làm nghệ thuật nhưng theo ông, để sáng tạo ra một trường phái nghệ thuật đặc biệt, nhất là trong hội họa “cần một quá trình tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo.”
Theo Đại sứ Dương Văn Quang, đây là một trường phái “lạ mắt,” khi nhìn vào những bức tranh đó, người xem có thể hình dung và tưởng tượng ra “một cái khác,” “đánh lừa con mắt” của họ (Trompe l’oeil) – đó chính là Galbisme, có người dịch là “tranh cong”, nhưng ông nên dịch là “tranh uốn” vì khi nhìn mỗi bức tranh của tác giả, người xem đều có thể hình dung nó mang “dáng vẻ mềm mại và uốn lượn” của người phụ nữ.
Còn với một số bạn bè Pháp cho rằng, những tác phẩm của Nguyễn Văn Tâm mang đến cho người xem đầy sự xửng sốt về trí tưởng tượng. Ông là một trong những tinh hoa của nghệ thuật, tên tuổi của ông đã vượt qua cả những tư tưởng và nét hội họa của các tác phẩm mà ông đã thể hiện.
Vào năm 1946, Nguyễn Văn Tâm bắt đầu theo học ngành Mỹ thuật tại Paris. Sau đó, ông thể hiện tài năng của mình trong các lĩnh vực đa dạng như thời trang cao cấp, báo chí, thiết kế, quảng cáo và công nghiệp. Năm 1997, ông bắt đầu sáng tạo trường phái galbisme, tranh galbisme được thể hiện phỏng theo phong cách trừu tượng. Năm 2006, ông tiếp tục phát triển Galbisme, dù đã ngoài 80 và tuy còn chưa nhiều người tham gia trường phái này, nhưng ông tin rằng trong tương lai, trường phái tranh galbisme sẽ được giảng dạy tại một số trường nghệ thuật của Pháp.
Triển lãm sẽ kết thúc vào ngày 14/3 tới./.
Lê Hà-Trung Dũng/Paris (Vietnam+)