Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và bốn nước thành viên EFTA, gồm Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein đã có những bước phát triển đáng kể. Việt Nam được đánh giá là đối tác rất tiềm năng của EFTA.
Ngày 23/9, tại Thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), hơn 40 đại biểu đại diện cho các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước và hoạch định chính sách Việt Nam cùng đại diện Đại sứ quán các nước Na Uy, Thụy Sĩ đã tham dự Hội thảo “Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Khối thương mại tự do Châu Âu (EFTA): Khả năng đàm phán và triển vọng tăng cường quan hệ thương mại.”
Hội thảo do Bộ Công thương Việt Nam tổ chức, với sự tài trợ của Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (MUTRAP).
Việt Nam đang được đánh giá là một nền kinh tế mới nổi, với mức tăng trưởng GDP bình quân đạt 7-8%/ năm, cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể và có sự ổn định về chính trị. Mức tiêu dùng của Việt Nam được dự báo tăng 10% mỗi năm và sẽ tăng lên gấp ba lần so với mức hiện tại vào năm 2025.
Thời gian qua, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và bốn nước thành viên EFTA có những bước phát triển đáng ghi nhận. Riêng trong năm nay dự kiến Việt Nam sẽ xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá khoảng 2,3 tỷ USD sang Thụy Sĩ và nhập khẩu trị giá khoảng 559 triệu USD từ nước này.
Bà Thea Ottmann - Bí thư thứ nhất, Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam cho biết sau 50 năm thành lập, hiện khối EFTA với tổng số dân 13 triệu người, nhưng có GDP gần 1.000 tỷ USD/năm và là đối tác lớn thứ ba của Liên minh châu Âu (EU).
EFTA đã ký kết hiệp định thương mại tự do với 31 quốc gia, vùng lãnh thổ, với các ngành kinh tế chính có lượng hàng hóa xuất khẩu cao bao gồm thủy sản, dược phẩm, máy móc, dịch vụ....
Bà Thea Ottmann đánh giá Việt Nam là đối tác rất tiềm năng của EFTA. Giữa hai bên gần đây đã thành lập nhóm hỗn hợp nhằm nghiên cứu tính khả thi về ý tưởng thiết lập FTA, xây dựng tiến trình, nội dung đàm phán.
Ông Lê Văn Đạo - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho biết năm 2009, hàng dệt may của Việt Nam đã xuất khẩu đạt 9,2 tỷ USD, đóng góp 15% GDP và trên 17% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Việc ký kết FTA với khối EFTA sẽ tạo cơ hội phát triển xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vì EFTA liên thông với EU và EU đã là thị trường chính của hàng dệt may Việt Nam.
Hội thảo đã nhận định việc đàm phán và ký kết FTA giữa Việt Nam và EFTA có nhu cầu rất lớn trong bối cảnh quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển hiện nay. Đây là cơ sở để tăng cường quan hệ thương mại giữa hai bên./.
Ngày 23/9, tại Thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), hơn 40 đại biểu đại diện cho các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước và hoạch định chính sách Việt Nam cùng đại diện Đại sứ quán các nước Na Uy, Thụy Sĩ đã tham dự Hội thảo “Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Khối thương mại tự do Châu Âu (EFTA): Khả năng đàm phán và triển vọng tăng cường quan hệ thương mại.”
Hội thảo do Bộ Công thương Việt Nam tổ chức, với sự tài trợ của Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (MUTRAP).
Việt Nam đang được đánh giá là một nền kinh tế mới nổi, với mức tăng trưởng GDP bình quân đạt 7-8%/ năm, cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể và có sự ổn định về chính trị. Mức tiêu dùng của Việt Nam được dự báo tăng 10% mỗi năm và sẽ tăng lên gấp ba lần so với mức hiện tại vào năm 2025.
Thời gian qua, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và bốn nước thành viên EFTA có những bước phát triển đáng ghi nhận. Riêng trong năm nay dự kiến Việt Nam sẽ xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá khoảng 2,3 tỷ USD sang Thụy Sĩ và nhập khẩu trị giá khoảng 559 triệu USD từ nước này.
Bà Thea Ottmann - Bí thư thứ nhất, Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam cho biết sau 50 năm thành lập, hiện khối EFTA với tổng số dân 13 triệu người, nhưng có GDP gần 1.000 tỷ USD/năm và là đối tác lớn thứ ba của Liên minh châu Âu (EU).
EFTA đã ký kết hiệp định thương mại tự do với 31 quốc gia, vùng lãnh thổ, với các ngành kinh tế chính có lượng hàng hóa xuất khẩu cao bao gồm thủy sản, dược phẩm, máy móc, dịch vụ....
Bà Thea Ottmann đánh giá Việt Nam là đối tác rất tiềm năng của EFTA. Giữa hai bên gần đây đã thành lập nhóm hỗn hợp nhằm nghiên cứu tính khả thi về ý tưởng thiết lập FTA, xây dựng tiến trình, nội dung đàm phán.
Ông Lê Văn Đạo - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho biết năm 2009, hàng dệt may của Việt Nam đã xuất khẩu đạt 9,2 tỷ USD, đóng góp 15% GDP và trên 17% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Việc ký kết FTA với khối EFTA sẽ tạo cơ hội phát triển xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vì EFTA liên thông với EU và EU đã là thị trường chính của hàng dệt may Việt Nam.
Hội thảo đã nhận định việc đàm phán và ký kết FTA giữa Việt Nam và EFTA có nhu cầu rất lớn trong bối cảnh quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển hiện nay. Đây là cơ sở để tăng cường quan hệ thương mại giữa hai bên./.
Tiên Minh (TTXVN/Vietnam+)