Triều Tiên lùi thời điểm triển khai tên lửa xuyên lục địa tới 2020

Viện Nghiên cứu Mỹ-Triều thuộc Đại học John Hopkins, Triều Tiên đã thay đổi thiết kế tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nhằm tăng độ chính xác nhưng kế hoạch triển khai bị lùi lại tới năm 2020.

Kyodo đưa tin, trang web 38 North (Vĩ tuyến 38 độ Bắc) của Viện Nghiên cứu Mỹ-Triều thuộc Đại học John Hopkins của Mỹ (USKI) ngày 22/12 cho rằng Triều Tiên đã thay đổi thiết kế tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) nhằm tăng độ chính xác, song việc cải tiến thiết kế ở giai đoạn này sẽ khiến kế hoạch triển khai loại tên lửa này của Bình Nhương bị lùi lại tới năm 2020 hoặc muộn hơn.

Theo nguồn tin, việc thay đổi thiết kế này cho thấy tiến độ phát triển tên lửa ICBM KN-08 dường như chậm hơn so với dự kiến, song mối đe dọa đối với Mỹ vẫn tiềm tàng.

Nguồn tin nhấn mạnh ưu điểm lớn nhất của mẫu tên lửa mới “sẽ là độ chính xác tăng cao.” Tỷ lệ phóng thành công của mẫu KN-08 cũ sẽ chỉ đạt 30-40% trong khi mẫu mới có khả năng lên tới 50-60%.

Nguồn tin nhận định do Bình Nhưỡng thực hiện quá trình thay đổi thiết kế ICBM kéo dài 4 năm và cho đến nay vẫn chưa có vụ phóng thử nào, nên ước tính phải đến năm 2020 hoặc muộn hơn, loại tên lửa này mới có khả năng bắt đầu đi vào hoạt động.

Trước đó, Triều Tiên đã lần đầu tiên công khai phô trương phiên bản cải tiến của tên lửa KN-08 trong cuộc duyệt binh tại Bình Nhưỡng hôm 10/10 vừa qua và thiết kết đặt biệt của phiên bản trên cho thấy tên lửa này có thể sử dụng công nghệ đa đầu đạn phân hướng (MIRV), cho phép KN-08 mang nhiều hơn một đầu đạn./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục