Những năm gần đây, nhờ nhanh nhạy phát triển, mở rộng diện tích trồng cây niễng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các thực khách khó tính chốn thị thành, gần 100 hộ nông dân ở xã Nghĩa An, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, đã có chút ít "đồng ra, đồng vào."
Cây niễng ít bị sâu bệnh và không cần chế độ chăm sóc đặc biệt này mỗi năm có thể mang lại cho người trồng thu nhập lên đến bốn triệu đồng/sào, cao gấp 2-3 lần so với trồng lúa.
Theo ông Mai Văn Vĩnh, trưởng thôn 8, xã Nghĩa An, huyện Nam Trực, loại cây "đặc sản" này có hai giống là niễng củ trắng của huyện Nam Trực và niễng củ tím của huyện Hải Hậu. Giống niễng củ tím có nhiều xơ, do vậy không được người tiêu dùng ưa chuộng bằng giống niễng củ trắng.
Cây niễng đã được trồng tại xã Nghĩa An cách đây gần 100 năm. Lúc đầu, người dân địa phương thường trồng niễng tại các bãi bờ sông và chủ yếu để tự cung tự cấp. Từ năm 2000, một số hộ dân bắt đầu trồng niễng theo mô hình sản xuất hàng hóa.
Hiện nay, theo thống kê của trưởng thôn Vĩnh, chỉ riêng tại thôn 8 đã có gần 100 hộ trồng loại cây này với tổng diện tích khoảng 10ha. Mỗi năm niễng cho thu hoạch một lần và kéo dài khoảng 30-40 ngày bắt đầu từ khoảng đầu tháng 10 dương lịch.
Tổng mức thu nhập đạt khoảng 3-4 triệu đồng/sào. Sau khi trừ chi phí phân bón, phí dịch vụ phải trả cho hợp tác xã..., người trồng còn lại khoảng hơn 3 triệu đồng tiền lãi. Trong khi đó, nếu trồng các giống lúa đặc sản, người dân cũng chỉ lãi được khoảng 1,2 triệu đồng/sào.
Củ niễng bán rất chạy và được người tiêu dùng ưa chuộng, được chở đi bán tại Thái Bình, Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Nam, thậm chí cả ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đầu vụ thu hoạch năm nay, củ niễng được bán buôn với giá 4.500 đồng/bó 3 củ (loại 1) hay 6.000 đồng/bó nếu bán trực tiếp tận tay người tiêu dùng.
Tuy mang lại lợi nhuận cao, hiện cây niễng vẫn chỉ được trồng tự phát, quy mô nhỏ lẻ. Ông Phan Văn Mai, Chủ tịch xã Nghĩa An thừa nhận địa phương chưa có chương trình nào hỗ trợ, đầu tư cho người trồng và xác định cây lúa vẫn là loại cây trồng chủ lực. Tuy vậy, chính quyền xã vẫn khuyến khích, động viên người dân mở rộng thêm diện tích trồng niễng để cải thiện thu nhập.
Cây niễng có tên khoa học là Zazania dahnricaea và thường được dân địa phương gọi là "lúa bắp." Đây là loại cây không phổ biến, trông giống lau, sậy và thường mọc hoang ở vùng đất nhiều bùn như hồ, ao, đầm nước hoặc những bãi bồi ven sông tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
Cây niễng không phát triển được ở những vùng nước mặn, nước lợ, hay những chân ruộng cao thiếu nước. Thân cây cao khoảng 1m, phần dưới gốc phình to gọi là củ. Củ niễng có màu trắng, dài khoảng 8-12cm, đường kính 2-3cm và nhìn khá giống củ sả.
Củ niễng rất mát, bổ dưỡng, giàu chất đạm, nhiều tinh bột, giàu chất xơ. Các thầy thuốc Đông y thường dùng củ niễng để chế tác các thang thuốc chữa trị xơ gan, đái tháo đường, bổ thận, bệnh tim.../.
Cây niễng ít bị sâu bệnh và không cần chế độ chăm sóc đặc biệt này mỗi năm có thể mang lại cho người trồng thu nhập lên đến bốn triệu đồng/sào, cao gấp 2-3 lần so với trồng lúa.
Theo ông Mai Văn Vĩnh, trưởng thôn 8, xã Nghĩa An, huyện Nam Trực, loại cây "đặc sản" này có hai giống là niễng củ trắng của huyện Nam Trực và niễng củ tím của huyện Hải Hậu. Giống niễng củ tím có nhiều xơ, do vậy không được người tiêu dùng ưa chuộng bằng giống niễng củ trắng.
Cây niễng đã được trồng tại xã Nghĩa An cách đây gần 100 năm. Lúc đầu, người dân địa phương thường trồng niễng tại các bãi bờ sông và chủ yếu để tự cung tự cấp. Từ năm 2000, một số hộ dân bắt đầu trồng niễng theo mô hình sản xuất hàng hóa.
Hiện nay, theo thống kê của trưởng thôn Vĩnh, chỉ riêng tại thôn 8 đã có gần 100 hộ trồng loại cây này với tổng diện tích khoảng 10ha. Mỗi năm niễng cho thu hoạch một lần và kéo dài khoảng 30-40 ngày bắt đầu từ khoảng đầu tháng 10 dương lịch.
Tổng mức thu nhập đạt khoảng 3-4 triệu đồng/sào. Sau khi trừ chi phí phân bón, phí dịch vụ phải trả cho hợp tác xã..., người trồng còn lại khoảng hơn 3 triệu đồng tiền lãi. Trong khi đó, nếu trồng các giống lúa đặc sản, người dân cũng chỉ lãi được khoảng 1,2 triệu đồng/sào.
Củ niễng bán rất chạy và được người tiêu dùng ưa chuộng, được chở đi bán tại Thái Bình, Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Nam, thậm chí cả ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đầu vụ thu hoạch năm nay, củ niễng được bán buôn với giá 4.500 đồng/bó 3 củ (loại 1) hay 6.000 đồng/bó nếu bán trực tiếp tận tay người tiêu dùng.
Tuy mang lại lợi nhuận cao, hiện cây niễng vẫn chỉ được trồng tự phát, quy mô nhỏ lẻ. Ông Phan Văn Mai, Chủ tịch xã Nghĩa An thừa nhận địa phương chưa có chương trình nào hỗ trợ, đầu tư cho người trồng và xác định cây lúa vẫn là loại cây trồng chủ lực. Tuy vậy, chính quyền xã vẫn khuyến khích, động viên người dân mở rộng thêm diện tích trồng niễng để cải thiện thu nhập.
Cây niễng có tên khoa học là Zazania dahnricaea và thường được dân địa phương gọi là "lúa bắp." Đây là loại cây không phổ biến, trông giống lau, sậy và thường mọc hoang ở vùng đất nhiều bùn như hồ, ao, đầm nước hoặc những bãi bồi ven sông tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
Cây niễng không phát triển được ở những vùng nước mặn, nước lợ, hay những chân ruộng cao thiếu nước. Thân cây cao khoảng 1m, phần dưới gốc phình to gọi là củ. Củ niễng có màu trắng, dài khoảng 8-12cm, đường kính 2-3cm và nhìn khá giống củ sả.
Củ niễng rất mát, bổ dưỡng, giàu chất đạm, nhiều tinh bột, giàu chất xơ. Các thầy thuốc Đông y thường dùng củ niễng để chế tác các thang thuốc chữa trị xơ gan, đái tháo đường, bổ thận, bệnh tim.../.
Hữu Chiến (TTXVN/Vietnam+)