Anh Vũ Văn Tuyến ở thôn Ngoại Trang, xã Thống Nhất, huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình) đã trồng thành công cây thanh long trên đất hai lúa và cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.
Hiệu quả từ trồng cây thanh long của gia đình anh Tuyến đã mở ra hướng đi mới cho người dân địa phương trong phát triển kinh tế.
Sau nhiều lần vào giúp cô, chú ở Bình Thuận chăm sóc vườn thanh long, anh Tuyến đã học được các kỹ thuật chăm sóc và cách cho ra quả theo ý muốn. Cũng trong thời gian này anh phát hiện ra cây thanh long sống được ở các loại chất đất, chịu được mưa, nắng nóng, rét kéo dài... và cây thanh long đã giúp nhiều người dân Bình Thuận thoát nghèo, làm giàu.
Từ đó anh Tuyến đã quyết định đưa giống cây mà trước đây chỉ được xem là đặc sản vùng đất Nam bộ về trồng thử ở quê nhà. Ban đầu anh chỉ cầm ít dây thanh long về trồng thử ở vườn nhà, sau khoảng 2 năm cây đã cho quả rất sai và ăn rất ngọt, không kém thanh long trồng ở Bình Thuận.
Với kết quả đó, anh đã quyết định mượn, thuê 3 sào lúa chuyển đổi để trồng 200 gốc thanh long. Anh đầu tư 5,5 triệu đồng/sào để nâng cao chân ruộng, làm cột bêtông, nhân giống.
Đến nay vườn thanh long của anh được hơn hai năm tuổi, năm đầu tiên anh đã thu lãi trên 2 triệu đồng/sào, năm thứ hai anh thu lãi 8-12 triệu đồng/sào. Theo tính toán của anh Tuyến, từ năm thứ 3 trở đi khi gốc thanh long đã phát triển to, tốt sẽ cho thu hoạch từ 30- 40kg/gốc, một sào sẽ cho thu hoạch từ 18 triệu đồng/năm trở lên.
Anh Tuyến cho biết, đặc thù cây thanh long rất dễ trồng, dễ chăm sóc, ít phải phun thuốc trừ sâu, đặc biệt là khó bị mất mùa vì thanh long ra quả 7-9 đợt trong 1 năm, nếu mất đợt này thì cây lại cho ra quả tiếp đợt sau.
Hiện nay, vườn thanh long nhà anh đang cho thu hoạch với giá bán là 10.000-12.000 đồng/kg thanh long ruột trắng, 15.000 đồng/kg thanh long ruột đỏ. Với 3 sào thanh long của anh, thu hoạch đến đâu bán hết đến đó.
Qua thành công của anh Tuyến, nhiều người dân trong vùng đã đến học tập kinh nghiệm. Với anh Tuyến, anh đang tiếp tục mở rộng diện tích, hướng tới quy mô sản xuất hàng hóa./.
Hiệu quả từ trồng cây thanh long của gia đình anh Tuyến đã mở ra hướng đi mới cho người dân địa phương trong phát triển kinh tế.
Sau nhiều lần vào giúp cô, chú ở Bình Thuận chăm sóc vườn thanh long, anh Tuyến đã học được các kỹ thuật chăm sóc và cách cho ra quả theo ý muốn. Cũng trong thời gian này anh phát hiện ra cây thanh long sống được ở các loại chất đất, chịu được mưa, nắng nóng, rét kéo dài... và cây thanh long đã giúp nhiều người dân Bình Thuận thoát nghèo, làm giàu.
Từ đó anh Tuyến đã quyết định đưa giống cây mà trước đây chỉ được xem là đặc sản vùng đất Nam bộ về trồng thử ở quê nhà. Ban đầu anh chỉ cầm ít dây thanh long về trồng thử ở vườn nhà, sau khoảng 2 năm cây đã cho quả rất sai và ăn rất ngọt, không kém thanh long trồng ở Bình Thuận.
Với kết quả đó, anh đã quyết định mượn, thuê 3 sào lúa chuyển đổi để trồng 200 gốc thanh long. Anh đầu tư 5,5 triệu đồng/sào để nâng cao chân ruộng, làm cột bêtông, nhân giống.
Đến nay vườn thanh long của anh được hơn hai năm tuổi, năm đầu tiên anh đã thu lãi trên 2 triệu đồng/sào, năm thứ hai anh thu lãi 8-12 triệu đồng/sào. Theo tính toán của anh Tuyến, từ năm thứ 3 trở đi khi gốc thanh long đã phát triển to, tốt sẽ cho thu hoạch từ 30- 40kg/gốc, một sào sẽ cho thu hoạch từ 18 triệu đồng/năm trở lên.
Anh Tuyến cho biết, đặc thù cây thanh long rất dễ trồng, dễ chăm sóc, ít phải phun thuốc trừ sâu, đặc biệt là khó bị mất mùa vì thanh long ra quả 7-9 đợt trong 1 năm, nếu mất đợt này thì cây lại cho ra quả tiếp đợt sau.
Hiện nay, vườn thanh long nhà anh đang cho thu hoạch với giá bán là 10.000-12.000 đồng/kg thanh long ruột trắng, 15.000 đồng/kg thanh long ruột đỏ. Với 3 sào thanh long của anh, thu hoạch đến đâu bán hết đến đó.
Qua thành công của anh Tuyến, nhiều người dân trong vùng đã đến học tập kinh nghiệm. Với anh Tuyến, anh đang tiếp tục mở rộng diện tích, hướng tới quy mô sản xuất hàng hóa./.
Lê Sơn (Vietnam+)