Trung Á trong "kế hoạch Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương" của Bộ tứ

Tại hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ tứ mới đây, 4 nhà lãnh đạo một lần nữa bày tỏ cam kết đối với một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Trung Á trong "kế hoạch Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương" của Bộ tứ ảnh 1Các nhà lãnh đạo 4 nước gồm Nhật Bản, Mỹ, Australia và Ấn Độ. (Nguồn: Getty Images)

Theo trang mạng thediplomat.com, tại hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ tứ mới đây, bốn nhà lãnh đạo một lần nữa bày tỏ cam kết đối với một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở; đồng thời thể hiện quyết tâm của nhóm trong việc duy trì các giá trị và chuẩn mực vốn đã củng cố trật tự thế giới dựa trên luật lệ.

Hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ tứ tại Tokyo diễn ra vào một thời điểm quan trọng trong lịch sử: Tổng thống Nga Vladimir Putin đơn phương phát động chiến dịch quân sự đặc biệt Ukraine ngày 24/2, thách thức một loạt giá trị được chia sẻ rộng rãi bởi hầu hết các quốc gia.

Cuộc họp của các nhà lãnh đạo Bộ tứ, do Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida chủ trì, có sự tham dự của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Mỹ Joe Biden và tân Thủ tướng Australia Anthony Albanese, người đã đưa Công đảng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 21/5 vừa qua sau 9 năm chờ đợi. Đó là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng chứng minh cho động lực của nhóm Bộ tứ.

Phải thừa nhận rằng một ngày trước Hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Biden gần như đã "chiếm sóng" bằng cách khởi động Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) cho sự thịnh vượng và khẳng định cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ Đài Loan.

Hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ tứ rất quan trọng cả về mặt chính trị và biểu tượng. Đây là hội nghị thượng đỉnh trực tiếp lần thứ hai trong nhiều năm, tái khẳng định vai trò trung tâm của nhóm Bộ tứ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và tập trung vào các mối đe dọa mà nhóm này phải đối mặt từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, điều vẫn đúng là cuộc xâm lược Ukraine của Nga đã làm lộ ra những vết nứt sâu dường như đã giáng một đòn nặng nề vào sự gắn kết của nhóm Bộ tứ. Điều này chắc chắn đã dẫn đến câu hỏi về mức độ liên quan tiếp tục của nhóm Bộ tứ. Nếu không thể thống nhất về một hướng hành động đối với Ukraine, điều gì sẽ diễn ra nếu các hành động thù địch xảy ra xung quanh Đài Loan, quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) hoặc Arunachal Pradesh?

Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương - Chiến trường cạnh tranh địa chiến lược

Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là chiến trường cạnh tranh địa chiến lược giữa một bên là Trung Quốc và bên kia là Mỹ và tới đây là nhóm Bộ tứ. Brendon J. Cannon, Phó Giáo sư về An ninh Quốc tế tại Đại học Khalifa ở Abu Dhabi (UAE) và Kei Hakata - Giáo sư của trường Đại học Seikei (Nhật Bản) - đã gọi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là một “thực tế địa chính trị” trong cuốn sách mới của hai ông với tựa đề “Các chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.” Vị trí địa lý được xây dựng mang tính xã hội này, do các nhà lãnh đạo và các nhà hoạch định chính sách của nhóm Bộ tứ đưa ra, đã gói gọn khung cảnh hàng hải chiến lược.

Nhóm không chính thức này được gọi là “Nhóm Bộ tứ," được khởi xướng bởi cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phân định Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và giải quyết những bất an của các thành viên liên quan đến Trung Quốc. Bản chất không chính thức của nhóm Bộ tứ vẫn còn, nhưng những chứng thực mang tính biểu tượng và chiến lược của nó đã được thiết lập vững chắc.

[Nhóm Bộ tứ phản đối dùng vũ lực đơn phương tại Ấn Độ Dương] 

Một sự hiểu biết thú vị, nhưng không được nói ra giữa các nước thành viên nhóm Bộ tứ là Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng là tên gọi của một phần vùng biển Á-Âu và cùng với các khía cạnh quy chuẩn của nó, điều này có liên quan đến Trung Quốc, Nga và Ukraine.

Theo một nghĩa nào đó, các chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của các nước nhóm Bộ tứ được gọi là các chiến lược Á-Âu “từ cửa hậu” tập trung vào Trung Quốc như một đối thủ ngầm. Tuy nhiên, những câu hỏi nghiêm túc đã được đặt ra sau cuộc xâm lược của Nga là chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của nhóm Bộ tứ có thể giải quyết được bao nhiêu hoặc những phần nào của khu vực Á-Âu. Nói cách khác, địa chiến lược này có phải là thiếu sót nghiêm trọng bởi vì nó đã không xem xét ý nghĩa địa chính trị của Á-Âu, ngoài Trung Quốc hay không?

Nga, Trung Á-Âu và Cuộc phiêu lưu của Chiến lược “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mở rộng”?

Các nền dân chủ của nhóm Bộ tứ đã có thể theo đuổi chủ nghĩa khu vực có nguyên tắc trên hai đại dương bởi vì Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, như một khái niệm, dự báo một địa lý có giới hạn nhưng mang tính sáng tạo cao về các chiến lược. Như trường hợp của Á-Âu đã rõ, khái niệm cơ bản dựa trên hàng hải này đã làm lu mờ các khu vực địa lý Á-Âu trên đất liền vốn có hậu quả chiến lược đáng kể. Về mặt lý thuyết, để duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, ý tưởng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương về việc duy trì tự do và rộng mở phải được áp dụng tương tự đối với “những kẻ khiêu khích” trên dải đất Á-Âu, chẳng hạn như Nga.

Tương tự, các nước Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương phải xem xét mở rộng các chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để chống lại sự phát triển của cái mà chúng ta gọi là khu vực Á-Âu mới, một hệ thống bá quyền do các chế độ độc tài ở Âu-Á lãnh đạo.

“Sân sau” Trung Á của Nga và Trung Quốc là ví dụ điển hình. Khu vực không giáp biển này chắc chắn dễ bị tổn thương và về mặt lịch sử dễ bị thống trị bởi các cường quốc lớn hơn. Thật vậy, các quốc gia Trung Á như Kazakhstan và Uzbekistan có lẽ ngày càng phù hợp với nhóm Bộ tứ, do tham vọng lãnh thổ của Nga trong “phạm vi ảnh hưởng” của nước này. Điều mà ông Brendon J. Cannon và ông Kei Hakata gọi là chiến lược “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mở rộng” chính xác phát huy tác dụng trong một cuộc cạnh tranh nước lớn tập trung ở khu vực này.

Tuy nhiên, khó khăn mà nhóm Bộ tứ phải trải qua trong việc hình thành một mặt trận thống nhất chống lại Nga đã thể hiện rõ trong cuộc họp trực tuyến khẩn cấp của nhóm Bộ tứ vào tháng Ba vừa qua. Các nỗ lực của Nhật Bản và Australia đề cập rõ ràng đến Nga trong bài phát biểu tại hội nghị đã bị cản trở bởi quyền phủ quyết của Ấn Độ. Lập trường trung lập của New Delhi đã gây ra một chú ý bất hòa chính vì nó mâu thuẫn với các quan điểm quy chuẩn hình thành nền tảng của nhóm Bộ tứ.

Ở Ukraine, một cường quốc sở hữu hạt nhân đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Thay vì trừng phạt Nga, Ấn Độ đã viện dẫn "quyền tự chủ chiến lược" của mình và do đó, trên thực tế, đã dung túng cho cuộc chiến của Putin.

Chúng ta có nên ngạc nhiên về sự thiếu thống nhất của nhóm Bộ tứ hay không? Quan trọng là nó có cho thấy các giới hạn của tính không chính thức trong các nhóm an ninh cũng như sự thiếu quyết tâm giữa các thành viên khi tình hình trở nên khó khăn?

Trung Á trong "kế hoạch Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương" của Bộ tứ ảnh 2Trụ sở NATO, ngày 23/3 vừa qua. (Nguồn: Reuters )

Tuy nhiên, chưa phải lúc để các chế độ độc tài ăn mừng. Giống như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), vai trò và mục đích của nhóm Bộ tứ dường như mang tính hệ quả hơn bao giờ hết khi xem xét các tham vọng địa chính trị của Nga. Tuy nhiên, hành động và lời nói của tổ chức này nhất thiết phải tinh tế.

Điều này là do nhóm Bộ tứ không cần phải hành động với Nga và Ukraine để đạt được hiệu quả. Đúng hơn, NATO được thiết kế chính xác với mục đích giải quyết các mối đe dọa do Nga gây ra ở phía Tây Á-Âu. Liên minh châu Âu (EU) và nhóm 7 nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới (G-7) cũng là những khuôn khổ thích hợp trong bối cảnh chiến lược này, như họ đã thể hiện qua các cuộc họp khẩn cấp vào cuối tháng Ba vừa qua tại Brussels.

AUKUS, một kiến trúc an ninh mới tập hợp Australia, Anh và Mỹ, được thành lập trên cơ sở văn hóa tin cậy và chuyển giao công nghệ, cũng có thể được sử dụng hiệu quả để chống lại Trung Quốc và thậm chí cả Nga. Do đó, AUKUS và nhóm Bộ tứ, trong số các liên kết khác, có thể giải quyết các vấn đề an ninh ở phía Đông Á-Âu, như NATO có thể làm ở phía Tây.

Có thể cho rằng vài tháng qua đã cho chúng ta thấy sự nhạy cảm khác nhau của các thành viên nhóm Bộ tứ dẫn đến cản trở quan điểm phối hợp trong vấn đề Á-Âu. Về phần mình, Ấn Độ có thể không muốn tham gia vào bất kỳ hành động nào có thể gây tổn hại đến vị thế của Nga. Trong khi Nhật Bản và Mỹ có thể thấy lợi ích chiến lược trong việc tương tác tốt hơn với khu vực Trung Á từ góc độ Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mở rộng, thì Australia, một cường quốc tầm trung của Châu Đại Dương, có lẽ thấy rất ít lý do để làm như vậy.

Nhóm Bộ tứ tái tập trung, hồi sinh khi đối mặt với Khu vực Á-Âu mới

Bất chấp những nghi ngờ ở các nước khác trong nhóm Bộ tứ, lập trường của Ấn Độ về Ukraine đã dẫn đến việc tái tập trung và - sau cuộc họp ở Tokyo - một Nhóm Bộ tứ đã hồi sinh. Sự tập trung mới của Bộ tứ vào Trung Quốc với tư cách là đối thủ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có giá trị cả về mặt chiến lược và chính trị.

Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar đã nói rõ lập trường chiến lược của Ấn Độ khi ông ngầm chỉ ra hành động gây hấn của Trung Quốc đối với các chuyến thăm của các quan chức châu Âu tới New Delhi vào cuối tháng Tư: “Chúng tôi đã nghe thấy rất nhiều tranh luận trong hai tháng qua từ châu Âu nói rằng những điều xảy ra ở châu Âu sẽ gây lo lắng cho (chúng tôi) vì những điều này có thể xảy ra ở châu Á... Đoán xem, mọi thứ đã xảy ra ở châu Á trong 10 năm qua rồi.”

Cạnh tranh và chia rẽ là những khía cạnh không thể phủ nhận của thế giới hiện nay. Dù đặt cái tên nào cho sự cạnh tranh giữa các cường quốc, chúng ta đang chứng kiến 2 trật tự đang nổi lên, cạnh tranh nhau, một do Washington dẫn đầu và một do Bắc Kinh đứng đầu. Khi quyền lực của Trung Quốc đạt đến đỉnh cao, Bộ tứ phải đối đầu với sự phức tạp của các mối đe dọa thực sự do các quốc gia theo chủ nghĩa xét lại ở Á-Âu gây ra. Nhưng mục đích và trọng tâm của Bộ tứ khi nó mang lại sức sống cho thế giới sau đại dịch vẫn phải tập trung vào Trung Quốc.

Các đầu mối ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bằng cách triển khai các địa chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và được hỗ trợ bởi các nhóm liên quan hiện có hoặc mới, có thể nhận trách nhiệm trong việc mở rộng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và trong quá trình này, cho phép NATO và các tổ chức khác tiến về phía Tây Á-Âu.

Về mặt này, hội nghị thượng đỉnh Tokyo đã tạo ra một sự thúc đẩy quan trọng - sự tự mãn không phải là lựa chọn. Dần dần, những nỗ lực kết hợp xuất phát từ những lo ngại chung về Trung Quốc có thể tạo ra một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới, trật tự Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương dựa trên các quy tắc, nói rộng ra, là để phục vụ chống lại một khu vực Á-Âu mới do Nga và Trung Quốc hình thành./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục