Trung bình 1 người mắc sởi có thể lây cho 12-18 người khác

90% người chưa có miễn dịch sẽ bị mắc bệnh nếu tiếp xúc gần với bệnh nhân sởi. Trung bình 1 người mắc bệnh có thể lây cho 12-18 người khác.

soi-2.jpg
info-soi-1.jpg

Theo số liệu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về về công tác phòng, chống bệnh sởi ngày 15/3/2025, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận gần 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Đáng chú ý, 90,8% ca mắc sởi do chưa tiêm vaccine.

Bộ Y tế nhận định số ca sốt phát ban nghi sởi sẽ tiếp tục được ghi nhận trên phạm vi cả nước.

Đặc biệt, tại các khu vực có nguy cơ cao như các tỉnh miền núi, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế còn hạn chế và các địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp là những khu vực dễ bùng phát dịch nhất.

Bệnh sởi lây truyền rất nhanh qua đường hô hấp. 90% người chưa có miễn dịch sẽ bị mắc bệnh nếu tiếp xúc gần với bệnh nhân sởi. Trung bình 1 người mắc bệnh có thể lây cho 12-18 người khác.

Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, thậm chí có thể viêm não dễ dẫn đến tử vong, bệnh đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng. Chỉ có thể cắt đứt sự lây truyền khi miễn dịch cộng đồng đạt ít nhất 95%./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Những mốc thời gian quan trọng tại Kết luận 167-KL/TW

Những mốc thời gian quan trọng tại Kết luận 167-KL/TW

Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Kết luận số 167-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính.

Thương mại song phương Việt Nam-Thụy Điển

Thương mại song phương Việt Nam-Thụy Điển

Kể từ sau khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực, cơ hội giao thương và kết nối đã mở ra ngày càng nhiều cho các doanh nghiệp Việt Nam và Thụy Điển.