Chiếc xe máy lao nhanh vượt qua từng con dốc quanh co, gấp khúc của “cao nguyên trắng” Bắc Hà đưa chúng tôi về nơi đồng bào dân tộc Tày, thôn Trung Đô, xã Bảo Nhai (Bắc Hà) đang phát triển mô hình du lịch cộng đồng giữa ngàn mây trắng.
Trung Đô nằm nghiêng mình bên sông Chảy thơ mộng, không chỉ có phong cảnh thiên nhiên đẹp, mà còn có di tích văn hóa - lịch sử Quốc gia đền Trung Đô, có những nếp nhà sàn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc bản địa và cả những con đường “nông thôn mới” vào tận từng nhà người Tày, Mông… cùng những lão nông “xì xồ” đón đưa khách du lịch.
Đến thời điểm này, Trung Đô có 45 hộ tham gia mô hình du lịch cộng đồng theo Đề án hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng của Liên đoàn lao động tỉnh Lào Cai. Có 18 hộ có nhà sàn và 14 hộ đón tiếp du khách trong và ngoài nước tham quan du lịch và lưu trú qua đêm.
Đến với Trung Đô, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn riêng của đồng bào dân tộc nơi đây, đặc biệt là “đặc sản” thịt mắm cơm đỏ, nem măng đắng, xôi bảy màu…, lắng nghe các đội văn nghệ luyện tập và biểu diễn các bài hát, điệu múa, nhạc cụ truyền thống như múa xinh tiền, hay những điệu xòe.
Dù mưa hay nắng, các điểm tham quan trong thôn cũng đều sạch sẽ, bởi hệ thống đường rải đá và bêtông trải khắp.
Cũng nhờ phát triển du lịch, nên các các ngành nghề truyền thống như dệt vải thổ cẩm để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc tiếp tục được đầu tư và phát triển mạnh.
Anh Phạm Văn Thủy, hộ gia đình kinh doanh dịch vụ lưu trú khoe trung bình mỗi tháng, gia đình anh đón 30-40 khách với giá từ 70-80.000 đồng/khách/đêm. Ngoài ra, nếu du khách có nhu cầu du lịch sông Chảy, anh sẵn sàng phục vụ chở khách.
Mới bốn tháng đầu năm 2012, Trung Đô đã đón hàng nghìn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, mỗi hộ gia đình thu về hàng chục triệu đồng từ hoạt động du lịch.
Liên đoàn lao động tỉnh Lào Cai cũng đã mở các lớp học tiếng Anh giao tiếp ngay tại thôn để phát triển du lịch.
Nắng chiều nhạt buông, rời “cao nguyên trắng” Bắc Hà, chúng tôi cảm nhận được sự vươn mình trỗi dậy mạnh mẽ của đồng bào nơi rẻo cao Trung Đô này./.
Trung Đô nằm nghiêng mình bên sông Chảy thơ mộng, không chỉ có phong cảnh thiên nhiên đẹp, mà còn có di tích văn hóa - lịch sử Quốc gia đền Trung Đô, có những nếp nhà sàn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc bản địa và cả những con đường “nông thôn mới” vào tận từng nhà người Tày, Mông… cùng những lão nông “xì xồ” đón đưa khách du lịch.
Đến thời điểm này, Trung Đô có 45 hộ tham gia mô hình du lịch cộng đồng theo Đề án hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng của Liên đoàn lao động tỉnh Lào Cai. Có 18 hộ có nhà sàn và 14 hộ đón tiếp du khách trong và ngoài nước tham quan du lịch và lưu trú qua đêm.
Đến với Trung Đô, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn riêng của đồng bào dân tộc nơi đây, đặc biệt là “đặc sản” thịt mắm cơm đỏ, nem măng đắng, xôi bảy màu…, lắng nghe các đội văn nghệ luyện tập và biểu diễn các bài hát, điệu múa, nhạc cụ truyền thống như múa xinh tiền, hay những điệu xòe.
Dù mưa hay nắng, các điểm tham quan trong thôn cũng đều sạch sẽ, bởi hệ thống đường rải đá và bêtông trải khắp.
Cũng nhờ phát triển du lịch, nên các các ngành nghề truyền thống như dệt vải thổ cẩm để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc tiếp tục được đầu tư và phát triển mạnh.
Anh Phạm Văn Thủy, hộ gia đình kinh doanh dịch vụ lưu trú khoe trung bình mỗi tháng, gia đình anh đón 30-40 khách với giá từ 70-80.000 đồng/khách/đêm. Ngoài ra, nếu du khách có nhu cầu du lịch sông Chảy, anh sẵn sàng phục vụ chở khách.
Mới bốn tháng đầu năm 2012, Trung Đô đã đón hàng nghìn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, mỗi hộ gia đình thu về hàng chục triệu đồng từ hoạt động du lịch.
Liên đoàn lao động tỉnh Lào Cai cũng đã mở các lớp học tiếng Anh giao tiếp ngay tại thôn để phát triển du lịch.
Nắng chiều nhạt buông, rời “cao nguyên trắng” Bắc Hà, chúng tôi cảm nhận được sự vươn mình trỗi dậy mạnh mẽ của đồng bào nơi rẻo cao Trung Đô này./.
Nguyễn Thắng (TTXVN)