Nghiệp đoàn lao động ngành thép Mỹ (USU) đã đệ đơn lên chính phủ nước này cáo buộc Chính phủ Trung Quốc đang tạo cho các doanh nghiệp trong nước những lợi thế không công bằng trong lĩnh vực năng lượng "xanh" thông qua các khoản trợ cấp, khiến nhiều lao động Mỹ có nguy cơ mất việc làm.
USU cáo buộc Trung Quốc đang làm tất cả những gì có thể, trong đó có những biện pháp vi phạm luật thương mại quốc tế, để có thể chiếm ưu thế trong lĩnh vực năng lượng sạch. USU nói những hỗ trợ của Chính phủ Trung Quốc cho các nhà sản xuất trong nước về tuốcbin gió, pin Mặt Trời và các thiết bị năng lượng sạch khác là vi phạm quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Nghiệp đoàn này cho rằng Trung Quốc đã gây trở ngại trong việc tiếp cận các nguyên liệu sử dụng trong các công nghệ xanh, liên quan tới những hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao những bí mật công nghệ.
Theo USU, Trung Quốc đã hỗ trợ hơn 216 tỷ USD cho các nhà chế tạo công nghệ xanh trong nước, gấp đôi so với mức hỗ trợ của Mỹ. Xuất khẩu các sản phẩm xanh của Trung Quốc trong năm 2008 tăng tới 500% so với năm 2004, lên 27 tỷ USD.
Theo luật pháp Mỹ, chính phủ sẽ có 45 ngày để quyết định có chấp nhận đơn đề nghị và tiến hành một cuộc điều tra trước khi đệ đơn kiện lên WTOhay không.
Hạn chót để chính phủ Mỹ đưa ra quyết định là ngay sát thời điểm diễn ra cuộc bầu cử quốc hội vào tháng Mười một tới. Chủ tịch USU, Leo W. Gerard, cho rằng đó là một thời điểm nhạy cảm, đặt ra những sức ép đối với chính phủ trong vấn đề này.
Ông Gerard cho rằng lĩnh vực năng lượng sạch có ý nghĩa quan trọng đối với tương lai của nước Mỹ. Tăng cường đầu tư cho năng lượng sạch sẽ cho phép Mỹ tự chủ về năng lượng và tạo ra hàng triệu việc làm mới, song điều này chỉ có thể xảy ra nếu chính phủ ngăn chặn hiệu quả những hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc.
Vụ việc mới xảy ra trong thời điểm hai nước đang vướng vào một số bất đồng thương mại trong các sản phẩm khác, từ lốp tới các sản phẩm thép.
Trong khi đó, Chính phủ Mỹ cũng đang gây sức ép đối với Trung Quốc trong tăng giá đồng NDT so với đồng USD để làm giảm thâm hụt thương mại. Trong bảy tháng đầu năm nay, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc ở mức 145,4 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước.
Thâm hụt thương mại gia tăng đã khiến các nghị sỹ Mỹ gây thêm sức ép đối với chính phủ trong việc cần phải có các biện pháp cứng rắn hơn với Trung Quốc trong các vấn đề thương mại, trong đó có vấn đề tỷ giá đồng NDT.
Các nhà chế tạo Mỹ cho rằng việc đồng tiền này được định giá thấp hơn giá trị thực 25-40% đã tạo cho các doanh nghiệp Trung Quốc lợi thế cạnh tranh không công bằng.
USU cáo buộc Trung Quốc đang làm tất cả những gì có thể, trong đó có những biện pháp vi phạm luật thương mại quốc tế, để có thể chiếm ưu thế trong lĩnh vực năng lượng sạch. USU nói những hỗ trợ của Chính phủ Trung Quốc cho các nhà sản xuất trong nước về tuốcbin gió, pin Mặt Trời và các thiết bị năng lượng sạch khác là vi phạm quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Nghiệp đoàn này cho rằng Trung Quốc đã gây trở ngại trong việc tiếp cận các nguyên liệu sử dụng trong các công nghệ xanh, liên quan tới những hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao những bí mật công nghệ.
Theo USU, Trung Quốc đã hỗ trợ hơn 216 tỷ USD cho các nhà chế tạo công nghệ xanh trong nước, gấp đôi so với mức hỗ trợ của Mỹ. Xuất khẩu các sản phẩm xanh của Trung Quốc trong năm 2008 tăng tới 500% so với năm 2004, lên 27 tỷ USD.
Theo luật pháp Mỹ, chính phủ sẽ có 45 ngày để quyết định có chấp nhận đơn đề nghị và tiến hành một cuộc điều tra trước khi đệ đơn kiện lên WTOhay không.
Hạn chót để chính phủ Mỹ đưa ra quyết định là ngay sát thời điểm diễn ra cuộc bầu cử quốc hội vào tháng Mười một tới. Chủ tịch USU, Leo W. Gerard, cho rằng đó là một thời điểm nhạy cảm, đặt ra những sức ép đối với chính phủ trong vấn đề này.
Ông Gerard cho rằng lĩnh vực năng lượng sạch có ý nghĩa quan trọng đối với tương lai của nước Mỹ. Tăng cường đầu tư cho năng lượng sạch sẽ cho phép Mỹ tự chủ về năng lượng và tạo ra hàng triệu việc làm mới, song điều này chỉ có thể xảy ra nếu chính phủ ngăn chặn hiệu quả những hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc.
Vụ việc mới xảy ra trong thời điểm hai nước đang vướng vào một số bất đồng thương mại trong các sản phẩm khác, từ lốp tới các sản phẩm thép.
Trong khi đó, Chính phủ Mỹ cũng đang gây sức ép đối với Trung Quốc trong tăng giá đồng NDT so với đồng USD để làm giảm thâm hụt thương mại. Trong bảy tháng đầu năm nay, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc ở mức 145,4 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước.
Thâm hụt thương mại gia tăng đã khiến các nghị sỹ Mỹ gây thêm sức ép đối với chính phủ trong việc cần phải có các biện pháp cứng rắn hơn với Trung Quốc trong các vấn đề thương mại, trong đó có vấn đề tỷ giá đồng NDT.
Các nhà chế tạo Mỹ cho rằng việc đồng tiền này được định giá thấp hơn giá trị thực 25-40% đã tạo cho các doanh nghiệp Trung Quốc lợi thế cạnh tranh không công bằng.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)