Trong thập niên vừa qua, nhất là trong vài năm gần đây, thế giới đã chứng kiến vai trò của các nền kinh tế mới nổi, với sự dẫn dắt của Trung Quốc, hoạt động sản xuất toàn cầu gia tăng mạnh mẽ. Trước đây, trong thế kỷ 18, khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra, các nước chưa phát triển bị rớt lại phía sau.
Tuy vậy, không giống các cuộc cách mạng công nghiệp trước kia vốn chỉ tập trung ở các quốc gia phát triển, cuộc cách mạng công nghiệp ngày nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu và như vậy, tầm ảnh hưởng cũng rộng hơn.
Một cuộc cách mạng công nghiệp mới
Cuộc cách mạng công nghiệp lần đầu tiên bắt đầu vào cuối thế kỷ thứ 18 tại Anh với quá trình cơ khí hóa trong ngành công nghiệp dệt may. Các công việc từng được làm thủ công tại hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ lẻ của thợ thủ công đã tập trung lại thành một nhà máy dệt.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 khi ông Henry Ford nắm bắt được vai trò của dây chuyền lắp ráp, mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt. Hai cuộc cách mạng công nghiệp này đã mang đến cho con người sự giàu có, cho xã hội một diện mạo mới nhờ quá trình đô thị hóa.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đang được khởi động, trong đó sản xuất dựa vào số hóa. Cuộc cách mạng có thể làm thay đổi không chỉ thế giới kinh doanh mà còn rất nhiều lĩnh vực khác. Hàng loạt ứng dụng công nghệ hiện đại hơn xuất hiện như phần mềm thông minh, nguyên liệu tiên tiến, người máy tinh vi, quy trình sản xuất mới (tiêu biểu là máy in 3D) và một loạt các dịch vụ trực tuyến.
Trước kia, các nhà máy hoạt động dựa trên tiêu chí sản xuất với tốc độ nhanh các sản phẩm giống nhau với số lượng lớn. Các nhà sản xuất trong tương lai sẽ tập trung vào định hướng khách hàng, đáp ứng yêu cầu cũng như thị hiếu của thị trường với sự đa dạng và phong phú của sản phẩm - mô hình có vẻ tương tự như thời của những người thợ thủ công với các xưởng sản xuất nhỏ lẻ hơn là dây chuyền lắp ráp của Ford.
Hiện tại, một số doanh nghiệp ôtô đã có thể sản xuất với công suất gấp đôi so với một thập niên trước đó. Người lao động ở hầu hết ngành nghề sẽ không phải làm việc tại các nhà máy mà là các văn phòng tràn ngập sự hiện diện của các nhà thiết kế, kỹ sư, chuyên gia công nghệ thông tin, nhân viên tiếp thị ... Lĩnh vực sản xuất trong tương lai sẽ đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn.
Cuộc cách mạng sẽ không chỉ ảnh hưởng đến cách thức mà còn ảnh hưởng đến địa điểm tạo ra sản phẩm. Các nhà máy thường có xu hướng chuyển sang các quốc gia có nguồn lao động rẻ để tiết kiệm chi phí. Tuy vậy, hiện nay, chi phí lao động đang trở thành một khái niệm không quá quan trọng. Chi phí lao động sản xuất máy tính bảng iPad thế hệ đầu tiên có giá 499 USD chỉ là 33 USD, trong đó khâu lắp ráp cuối cùng tại Trung Quốc chỉ mất 8 USD.
Trung Quốc - Người tiên phong
Theo học giả người Mỹ Jeremy Rifkin, Trung Quốc sẽ dẫn đầu thế giới bước vào Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 với sự tập trung phát triển năng lượng tái tạo và công nghệ Internet.
Trong giai đoạn 2000-2011, sự vươn lên mạnh mẽ của các nền kinh tế mới nổi do Trung Quốc dẫn dắt và theo sau là Ấn Độ, Brazil và Nga. Chi phí sản xuất ở mức thấp, nhất là lao động giá rẻ chính là yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy các công ty chuyển hướng sang các khu vực này, mặc dù người tiêu dùng cuối cùng tập trung ở phương Tây. Ngoài ra, nhu cầu về hàng hóa được sản xuất tinh vi hơn cũng tăng cao ở các nước đang phát triển.
Năm 2000, các quốc gia giàu có chiếm tới 73% sản lượng công nghiệp toàn cầu trong khi các nền kinh tế mới nổi chỉ chiếm 27% còn lại. Trong 5 năm tiếp theo, con số của các nước phương Tây giảm xuống còn 69% và chỉ còn 54% năm 2011.
Theo số liệu của IHS Global công bố, Trung Quốc chính là nước đứng đằng sau hầu hết những thay đổi này. Năm 2000, Trung Quốc chỉ chiếm 7% sản lượng công nghiệp toàn cầu. Tỷ lệ này tăng lên 9,8% vào năm 2005 và sau đó tăng hơn gấp đôi, lên mức 19,8% trong 6 năm tiếp theo. Trung Quốc đã vượt qua Mỹ nếu xét theo khía cạnh này.
Sự thay đổi mang tính chất lịch sử đã diễn ra vào năm 2011, năm đầu tiên trong hơn 1 thế kỷ, Mỹ đánh mất vị trí nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Sự nổi lên của Trung Quốc mạnh mẽ hơn bất cứ quốc gia mới nổi nào khác. Trong giai đoạn 2000 - 2011, tỷ trọng sản xuất của Brazil trong nền kinh tế thế giới chỉ tăng từ 1,7% lên 2,9%, của Ấn Độ tăng từ 1,2% lên 2,3% và của Nga tăng từ 0,8% lên 2,3%.
Tuy nhiên, cũng cần phải đặt những con số này trong bối cảnh lịch sử. Sự nổi lên của Trung Quốc sẽ không phải là điều ngạc nhiên đối với các chuyên gia kinh tế thời kỳ giữa Thế kỷ 19. Sản xuất công nghiệp vẫn đóng vai trò trọng tâm trong hoạt động kinh tế của Trung Quốc trong hàng trăm năm cho đến thập niên 1840.
Dân số vẫn là yếu tố chi phối sản lượng công nghiệp của các quốc gia. Những yếu tố khác, nhất là công nghệ, bị bỏ qua. Kết quả là trong Thế kỷ 18, các quốc gia được gọi là "các nước mới nổi" hiện nay chính là những người chèo lái hoạt động sản xuất toàn cầu. Với quy mô dân số lớn, các quốc gia này chiếm tới 71% sản lượng công nghiệp toàn cầu. Trong khi đó, các nước phát triển ở phương Tây chỉ chiếm 29%.
Theo các nhà kinh tế, trong khi châu Âu mất 2 thế kỷ thì Trung Quốc chỉ mất 12 năm để nâng gấp đôi sản lượng kinh tế.
Theo Thứ trưởng Thương mại Mỹ Michael Camunez, Anh là nước đầu tiên thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp và đã mất 150 năm để tăng gấp đôi sản lượng kinh tế. Còn Mỹ trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 đã mất hơn 50 năm để tăng gấp đôi GDP bình quân đầu người.
Ông Michael Camunez cho biết trong một thế kỷ sau, khi thực hiện quá trình công nghiệp hóa, Trung Quốc đã tăng gấp đôi GDP bình quân đầu người chỉ trong 12 năm. Ngoài ra, Anh và Mỹ đã bắt đầu quá trình công nghiệp hóa với dân số khoảng 10 triệu người, trong khi Trung Quốc và Ấn Độ bắt đầu tăng tốc với dân số khoảng 1 tỷ người. Như vậy, Trung Quốc trải qua cuộc cách mạng công nghiệp nhanh gấp khoảng 10 lần, với quy mô dân số gấp 100 lần./.
Tuy vậy, không giống các cuộc cách mạng công nghiệp trước kia vốn chỉ tập trung ở các quốc gia phát triển, cuộc cách mạng công nghiệp ngày nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu và như vậy, tầm ảnh hưởng cũng rộng hơn.
Một cuộc cách mạng công nghiệp mới
Cuộc cách mạng công nghiệp lần đầu tiên bắt đầu vào cuối thế kỷ thứ 18 tại Anh với quá trình cơ khí hóa trong ngành công nghiệp dệt may. Các công việc từng được làm thủ công tại hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ lẻ của thợ thủ công đã tập trung lại thành một nhà máy dệt.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 khi ông Henry Ford nắm bắt được vai trò của dây chuyền lắp ráp, mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt. Hai cuộc cách mạng công nghiệp này đã mang đến cho con người sự giàu có, cho xã hội một diện mạo mới nhờ quá trình đô thị hóa.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đang được khởi động, trong đó sản xuất dựa vào số hóa. Cuộc cách mạng có thể làm thay đổi không chỉ thế giới kinh doanh mà còn rất nhiều lĩnh vực khác. Hàng loạt ứng dụng công nghệ hiện đại hơn xuất hiện như phần mềm thông minh, nguyên liệu tiên tiến, người máy tinh vi, quy trình sản xuất mới (tiêu biểu là máy in 3D) và một loạt các dịch vụ trực tuyến.
Trước kia, các nhà máy hoạt động dựa trên tiêu chí sản xuất với tốc độ nhanh các sản phẩm giống nhau với số lượng lớn. Các nhà sản xuất trong tương lai sẽ tập trung vào định hướng khách hàng, đáp ứng yêu cầu cũng như thị hiếu của thị trường với sự đa dạng và phong phú của sản phẩm - mô hình có vẻ tương tự như thời của những người thợ thủ công với các xưởng sản xuất nhỏ lẻ hơn là dây chuyền lắp ráp của Ford.
Hiện tại, một số doanh nghiệp ôtô đã có thể sản xuất với công suất gấp đôi so với một thập niên trước đó. Người lao động ở hầu hết ngành nghề sẽ không phải làm việc tại các nhà máy mà là các văn phòng tràn ngập sự hiện diện của các nhà thiết kế, kỹ sư, chuyên gia công nghệ thông tin, nhân viên tiếp thị ... Lĩnh vực sản xuất trong tương lai sẽ đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn.
Cuộc cách mạng sẽ không chỉ ảnh hưởng đến cách thức mà còn ảnh hưởng đến địa điểm tạo ra sản phẩm. Các nhà máy thường có xu hướng chuyển sang các quốc gia có nguồn lao động rẻ để tiết kiệm chi phí. Tuy vậy, hiện nay, chi phí lao động đang trở thành một khái niệm không quá quan trọng. Chi phí lao động sản xuất máy tính bảng iPad thế hệ đầu tiên có giá 499 USD chỉ là 33 USD, trong đó khâu lắp ráp cuối cùng tại Trung Quốc chỉ mất 8 USD.
Trung Quốc - Người tiên phong
Theo học giả người Mỹ Jeremy Rifkin, Trung Quốc sẽ dẫn đầu thế giới bước vào Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 với sự tập trung phát triển năng lượng tái tạo và công nghệ Internet.
Trong giai đoạn 2000-2011, sự vươn lên mạnh mẽ của các nền kinh tế mới nổi do Trung Quốc dẫn dắt và theo sau là Ấn Độ, Brazil và Nga. Chi phí sản xuất ở mức thấp, nhất là lao động giá rẻ chính là yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy các công ty chuyển hướng sang các khu vực này, mặc dù người tiêu dùng cuối cùng tập trung ở phương Tây. Ngoài ra, nhu cầu về hàng hóa được sản xuất tinh vi hơn cũng tăng cao ở các nước đang phát triển.
Năm 2000, các quốc gia giàu có chiếm tới 73% sản lượng công nghiệp toàn cầu trong khi các nền kinh tế mới nổi chỉ chiếm 27% còn lại. Trong 5 năm tiếp theo, con số của các nước phương Tây giảm xuống còn 69% và chỉ còn 54% năm 2011.
Theo số liệu của IHS Global công bố, Trung Quốc chính là nước đứng đằng sau hầu hết những thay đổi này. Năm 2000, Trung Quốc chỉ chiếm 7% sản lượng công nghiệp toàn cầu. Tỷ lệ này tăng lên 9,8% vào năm 2005 và sau đó tăng hơn gấp đôi, lên mức 19,8% trong 6 năm tiếp theo. Trung Quốc đã vượt qua Mỹ nếu xét theo khía cạnh này.
Sự thay đổi mang tính chất lịch sử đã diễn ra vào năm 2011, năm đầu tiên trong hơn 1 thế kỷ, Mỹ đánh mất vị trí nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Sự nổi lên của Trung Quốc mạnh mẽ hơn bất cứ quốc gia mới nổi nào khác. Trong giai đoạn 2000 - 2011, tỷ trọng sản xuất của Brazil trong nền kinh tế thế giới chỉ tăng từ 1,7% lên 2,9%, của Ấn Độ tăng từ 1,2% lên 2,3% và của Nga tăng từ 0,8% lên 2,3%.
Tuy nhiên, cũng cần phải đặt những con số này trong bối cảnh lịch sử. Sự nổi lên của Trung Quốc sẽ không phải là điều ngạc nhiên đối với các chuyên gia kinh tế thời kỳ giữa Thế kỷ 19. Sản xuất công nghiệp vẫn đóng vai trò trọng tâm trong hoạt động kinh tế của Trung Quốc trong hàng trăm năm cho đến thập niên 1840.
Dân số vẫn là yếu tố chi phối sản lượng công nghiệp của các quốc gia. Những yếu tố khác, nhất là công nghệ, bị bỏ qua. Kết quả là trong Thế kỷ 18, các quốc gia được gọi là "các nước mới nổi" hiện nay chính là những người chèo lái hoạt động sản xuất toàn cầu. Với quy mô dân số lớn, các quốc gia này chiếm tới 71% sản lượng công nghiệp toàn cầu. Trong khi đó, các nước phát triển ở phương Tây chỉ chiếm 29%.
Theo các nhà kinh tế, trong khi châu Âu mất 2 thế kỷ thì Trung Quốc chỉ mất 12 năm để nâng gấp đôi sản lượng kinh tế.
Theo Thứ trưởng Thương mại Mỹ Michael Camunez, Anh là nước đầu tiên thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp và đã mất 150 năm để tăng gấp đôi sản lượng kinh tế. Còn Mỹ trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 đã mất hơn 50 năm để tăng gấp đôi GDP bình quân đầu người.
Ông Michael Camunez cho biết trong một thế kỷ sau, khi thực hiện quá trình công nghiệp hóa, Trung Quốc đã tăng gấp đôi GDP bình quân đầu người chỉ trong 12 năm. Ngoài ra, Anh và Mỹ đã bắt đầu quá trình công nghiệp hóa với dân số khoảng 10 triệu người, trong khi Trung Quốc và Ấn Độ bắt đầu tăng tốc với dân số khoảng 1 tỷ người. Như vậy, Trung Quốc trải qua cuộc cách mạng công nghiệp nhanh gấp khoảng 10 lần, với quy mô dân số gấp 100 lần./.
Anh Quân (TTXVN)