Trung Quốc đang chi phối Trung Đông như thế nào?

Những động thái của Trung Quốc đang cho thấy ý đồ định hình "bức tranh" quân sự và khu vực của Trung Đông thông qua các mối quan hệ thương mại và thông qua thể hiện khả năng quân sự.
Trung Quốc đang chi phối Trung Đông như thế nào? ảnh 1Cơ sở lọc dầu của Iran trên đảo Khark, ngoài khơi Vịnh Persian. (Ảnh: AFP/ TTXVN)

Theo trang mạng nationalinterest.org, thời gian gần đây căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc dường như đang xác định lại mối quan hệ song phương giữa hai nước.

Từ cuộc chiến tranh thương mại gia tăng cho tới việc chính quyền Trump trong Chiến lược An ninh Quốc gia 2017 mô tả Trung Quốc như “đối thủ cạnh tranh chiến lược đang tìm cách làm xói mòn quyền lực và ảnh hưởng của Mỹ,” các mối quan hệ chính trị và kinh tế của hai cường quốc này dường như đang ở mức thấp nhất.

Nhưng cuộc cạnh tranh quyền lực giữa hai nền kinh tế và quân sự hùng mạnh nhất này không bị hạn chế về mặt địa lý.

Trung Quốc đang cho thấy có ý đồ định hình "bức tranh" quân sự và khu vực của Trung Đông thông qua các mối quan hệ thương mại với các quốc gia khu vực cũng như thông qua việc thể hiện khả năng quân sự của chính mình.

Dưới đây là những vấn đề thể hiện sự can dự khu vực Trung Đông quyết đoán hơn của Trung Quốc mà có thể dẫn đến những căng thẳng với Mỹ.

Iran trở thành tâm điểm trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

Dầu thô là thứ hàng hóa nhập khẩu chiến lược quan trọng của Bắc Kinh, và các quốc gia Trung Đông tiếp bước Nga trở thành nguồn cung cấp dầu cho Trung Quốc.

Là quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, trong khi sản xuất dầu trong nước suy giảm, Trung Quốc có ý định mở rộng năng lực dự trữ và tinh chế dầu thô để làm giảm “khả năng nước này có thể bốc hơi khỏi thị trường năng lượng toàn cầu.”

Mục tiêu của Mỹ đưa xuất khẩu dầu thô của Iran về 0 sẽ đe dọa chiến lược nhập khẩu của Trung Quốc, và tất cả các dấu hiệu cho thấy rằng Bắc Kinh - nước nhập khẩu dầu thô hàng đầu của Tehran - sẽ phớt lờ những trừng phạt của Mỹ và tiếp tục làm ăn bình thường với Tehran.

Iran cũng tính toán trở thành nhân tố quan trọng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc với khoản vay đầu tư cơ sở hạ tầng lên tới 8,5 tỷ USD từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc hồi đầu năm 2018.

Khi lệnh trừng phạt thứ hai nhắm vào dầu lửa được áp đặt trở lại vào tháng 11 tới, Iran đe dọa sẽ trở thành tâm điểm trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung với những hậu quả có thể hết sức thảm khốc.

Giá dầu thô có thể tăng lên trong năm 2019 khi dầu lửa của Iran ở tình trạng chờ đợi, kết quả giá dầu cao hơn đối với các sản phẩm chính ngạch, mặc dù tác động này có thể không lớn đối với nền kinh tế Mỹ.

Hơn nữa, bởi vì hoạt động buôn bán dầu của Iran thông qua Ngân hàng Trung ương Iran vốn bị trừng phạt, cho nên Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) sẽ trở thành mục tiêu trong đợt cấm vận thứ hai của Mỹ.

Ngân hàng PboC có thể đối phó với rất nhiều lựa chọn bất đối xứng để trả đũa, bao gồm cả việc hạ thấp giá trị đồng Nhân dân tệ, nhắm mục tiêu vào các công ty Mỹ với những quy định mang tính chất trả đũa, hoặc lựa chọn bán một phần trong số 1,2 nghìn tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ mà Trung Quốc đang nắm giữ.

Căng thẳng thương mại gia tăng và đe dọa áp thuế đối với nhập khẩu dầu của Mỹ hồi đầu tháng này đã làm nản lòng các nhà buôn Trung Quốc mua dầu thô của Mỹ.

Với những yếu tố trên, hạn chót của đợt cấm vận thứ hai vào tháng 11 tới đây có thể sẽ trở thành điểm mấu chốt gia tăng căng thẳng hơn nữa.

Can dự kinh tế và các mối quan hệ an ninh là những khía cạnh chính trong can dự của Trung Quốc với các quốc gia Vùng vịnh Arab.

Trung Quốc cố gắng lấy đòn bẩy thương mại để cân bằng căng thẳng giữa Saudi Arabia và Iran. Ví dụ, Trung Quốc đã vượt mặt Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Saudi Arabia năm 2017, giúp nước này trở thành lãnh đạo kinh tế chủ chốt với cả Iran và Saudi Arabia.

Trong năm 2017, Quốc vương của Saudi Arabia Salman đã ký các văn bản ghi nhớ trị giá 65 tỷ USD ở Bắc Kinh, và hai quốc gia này đã bắt đầu thực hiện các thỏa thuận về hóa dầu, công nghệ và các lĩnh vực khác.

Hơn nữa, Saudi Arabia cũng ve vãn Trung Quốc nhập khẩu dầu của công ty Saudi Aramco. Tuy nhiên, giá dầu tăng buộc Trung Quốc giảm nhập khẩu dầu thô của Saudi Arabia trong năm 2018.

[Trung Quốc đang “từ từ” tiến vào khu vực Trung Đông]

Trung Quốc rất thận trọng tránh tiếp xúc quá gần gũi với cả Saudi Arabia và Iran vì lo sợ hai nước này sẽ xa lánh nhau, và một vấn đề cơ bản đặt ra là liệu Trung Quốc có thúc đẩy mức độ đầu tư chéo với Vương quốc này trong bối cảnh đợt cấm vận thứ hai đối với Iran đã được áp đặt trở lại hay không?

Các nhà ngoại giao Trung Quốc đã cố gắng đưa ra những mối liên kết giữa các kế hoạch của BRI và Tầm nhìn 2030, mặc dù những lo ngại về quy định không rõ ràng của chính phủ Saudi Arabia có thể làm hạn chế sự hợp tác giữa Saudi Arabia và Trung Quốc.

Ngoài ra, việc chính quyền Trump sẵn sàng khởi động một thỏa thuận hạt nhân với Saudi Arabia cũng có thể tạo ra một yếu tố đòn bẩy trong sự ủng hộ của Mỹ.

Ngoài Saudi Arabia, Bắc Kinh đã cam kết 23 tỷ USD viện trợ phát triển cho khu vực này thông qua Diễn đàn Hợp tác giữa Trung Quốc và các quốc gia Arab.

Tháng trước, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã đi thăm Các tiểu Vương quốc Arab thống nhất (UAE) để thảo luận hợp tác kinh tế và an ninh khu vực.

Hiện 60% thương mại của Trung Quốc với châu Âu và châu Phi đi qua UAE. Hơn nữa, các mối quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia Vùng Vịnh về kinh tế cũng rất hứa hẹn và có thể cho thấy ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại khu vực này.

Về mặt quân sự, Trung Quốc gần đây đã tăng cường tuần tra hải quân ở gần Vịnh Oman và Aden. Bắc Kinh cũng đã thiết lập một căn cứ ở Djibouti nhằm bảo vệ các lợi ích thương mại ở khu vực này và có lẽ về lâu dài là nhằm xây dựng năng lực quân sự.

Trung Quốc cũng có thể đóng vai trò tích cực trong các nhiệm vụ hàng hải, chẳng hạn như chống cướp biển hay chống buôn lậu, cho dù Mỹ và các lực lượng hải quân của nước này chắc chắn sẽ theo dõi sát diễn biến tình hình.

Tuy nhiên, việc Bắc Kinh sẵn sàng thỏa thuận với Tehran có thể có những trở ngại trong hợp tác về vấn đề an ninh, thậm chí ngay cả khi Trung Quốc tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực này.

Quan hệ của Trung Quốc với Iran đã cản trở nước này tiếp cận gần gũi với các quốc gia Arab và rất cần thiết để tạo ra một thách thức đối với Mỹ như lực lượng an ninh thống trị tại khu vực.

Chừng nào Bắc Kinh còn gần gũi với Tehran, Saudi Arabia và Vùng Vịnh sẽ không thể quay sang Trung Quốc để mua máy bay không người lái, các thiết bị chuyên dụng và các khí tài quân sự khác trong thời gian ngắn hạn.

Nga và Trung Quốc: Cạnh tranh hay Hợp tác?

Vai trò của Nga như một cường quốc khác ngoài khu vực cũng giống như Trung Quốc là đáng phải xem xét. Moskva đã có vị thế vững chắc tại Syria, nơi nước này đã nỗ lực làm giảm căng thẳng giữa Israel, Iran, các tổ chức thân Iran, và chế độ Assad dọc theo biên giới phía tây nam của đất nước này.

Sự thành công của Nga trong nỗ lực này là không chắc chắn, trong khi ý tưởng hòa giải giữa người Iran và Israel được cho là của Putin đã trở thành tâm điểm tranh luận ở Điện Kremlin.

Trung Quốc phần lớn đã hành động phối hợp với Nga ở Syria, tiếp tục ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad và tích cực ngăn cản sự can thiệp của Liên Hợp Quốc kể từ những ngày đầu của cuộc nội chiến.

Trong khi Trung Quốc có khả năng đóng vai trò quan trọng trong việc tái thiết đất nước Syria, thì có điều vẫn chưa rõ ràng là liệu Bắc Kinh có sẵn sàng gánh vách trách nhiệm này hay không.

Sự ủng hộ của Trung Quốc và Nga cho Iran có thể vẫn có những hạn chế - ví dụ người ta chưa rõ liệu quốc gia nào ủng hộ thực tâm Iran gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng hải (SCO) - nhưng chính sách về Tehran vẫn sẽ một đòn bẩy đối với cả hai nước nếu họ muốn chọc tức Mỹ.

Sáng kiến BRI sẽ minh chứng cho một không gian thú vị để theo dõi những năng động của Nga và Trung Quốc trong bối cảnh rộng mở hơn.

Đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng có thể thúc đẩy khả năng của Iran xuất khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG) sau khi các công ty châu Âu ra đi, mặc dù đợt cấm vận thứ hai sẽ cản trở triển vọng của Iran bước vào các thị trường của châu Âu.

Nga hài lòng với hình hình hiện này và sẽ cố gắng giữ LNG của Iran chảy về phía đông để duy trì “chiếc thòng lọng” của mình đối với châu Âu. Sự sắp đặt này có vẻ như phù hợp với cả Moskva và Bắc Kinh.

Tuy nhiên, Trung Quốc đang sử dụng Iran để phát triển các tuyến đường của BRI nhằm tránh lãnh thổ của Nga, khiến Nga chịu “cảnh hiu quạnh” và chỉ thu được ít lợi ích từ BRI...

Nếu sự tập trung của Washington vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, coi đây như khu vực về đem lại cơ hội kinh tế vừa có thể gây ra xung đột giữa các nước lớn trong tương lai, chính quyền Trump cần tự đặt câu hỏi liệu đây có phải là cuộc chiến với Trung Quốc mà nước này muốn hay không./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục