Các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp ngày 14/2 tại Bắc Kinh để thảo luận về chủ đề trọng tâm là cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, trong bối cảnh Bắc Kinh đang cân nhắc tới khả năng hỗ trợ châu Âu giải quyết vấn đề này.
Hội nghị thượng đỉnh thường niên Trung Quốc-EU ban đầu dự kiến tổ chức vào tháng 10/2011, song đã bị hoãn lại do cuộc khủng hoảng nợ châu Âu. Tại hội nghị lần này, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo gặp gỡ Chủ tịch EU Herman Van Rompuy và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso.
Trên thực tế, Trung Quốc đang rất quan ngại về cuộc khủng hoảng tại châu Âu, thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước này và liên tục hối thúc các nhà lãnh đạo EU nhanh chóng đưa ra các giải pháp tổng thể giải quyết tình hình cấp bách hiện nay. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tuần trước cảnh báo, sự leo thang của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu có thể kéo tụt tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong nửa đầu năm 2012.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Liu Weimin nói: "Cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đã tiến tới giai đoạn rất quan trọng. Chúng tôi tin rằng với vai trò là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc và là thực thể kinh tế lớn nhất thế giới, EU sẽ giải quyết triệt để cuộc khủng hoảng này." Trong khi đó, các nhà lãnh đạo châu Âu cũng lên tiếng đề nghị Trung Quốc (nước hiện nắm lượng dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới) đầu tư vào Quỹ bình ổn tài chính châu Âu để giải cứu các nền kinh tế đang gặp khó khăn.
Mặc dù đến nay, Bắc Kinh chưa đưa ra bất kỳ cam kết chính thức nào, song Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho biết Trung Quốc đang cân nhắc khả năng cung cấp sự hỗ trợ thông qua IMF và Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-EU lần này sẽ là cơ hội để các nhà lãnh đạo đưa ra các quan điểm rõ ràng hơn.
Trước đó, một số công ty và quỹ đầu tư Trung Quốc đã nhanh chóng xúc tiến các hoạt động đầu tư và mua lại nhiều công ty điện lực và năng lượng tại châu Âu. Tuy nhiên, tờ Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) đã lên tiếng xoa dịu những lo ngại rằng Trung Quốc không có ý định "mua lại cả châu Âu."
Bên cạnh chủ đề nóng là cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, Trung Quốc và EU cũng sẽ thảo luận về quy định mới của EU trong việc áp thuế cácbon đối với các hãng hàng không, hay vấn đề tiếp cận thị trường, khi các công ty EU phàn nàn rằng Trung Quốc luôn ưu tiên cho các công ty nội địa và "phân biệt đối xử" với các công ty nước ngoài trong các hợp đồng mua sắm chính phủ./.
Hội nghị thượng đỉnh thường niên Trung Quốc-EU ban đầu dự kiến tổ chức vào tháng 10/2011, song đã bị hoãn lại do cuộc khủng hoảng nợ châu Âu. Tại hội nghị lần này, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo gặp gỡ Chủ tịch EU Herman Van Rompuy và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso.
Trên thực tế, Trung Quốc đang rất quan ngại về cuộc khủng hoảng tại châu Âu, thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước này và liên tục hối thúc các nhà lãnh đạo EU nhanh chóng đưa ra các giải pháp tổng thể giải quyết tình hình cấp bách hiện nay. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tuần trước cảnh báo, sự leo thang của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu có thể kéo tụt tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong nửa đầu năm 2012.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Liu Weimin nói: "Cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đã tiến tới giai đoạn rất quan trọng. Chúng tôi tin rằng với vai trò là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc và là thực thể kinh tế lớn nhất thế giới, EU sẽ giải quyết triệt để cuộc khủng hoảng này." Trong khi đó, các nhà lãnh đạo châu Âu cũng lên tiếng đề nghị Trung Quốc (nước hiện nắm lượng dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới) đầu tư vào Quỹ bình ổn tài chính châu Âu để giải cứu các nền kinh tế đang gặp khó khăn.
Mặc dù đến nay, Bắc Kinh chưa đưa ra bất kỳ cam kết chính thức nào, song Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho biết Trung Quốc đang cân nhắc khả năng cung cấp sự hỗ trợ thông qua IMF và Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-EU lần này sẽ là cơ hội để các nhà lãnh đạo đưa ra các quan điểm rõ ràng hơn.
Trước đó, một số công ty và quỹ đầu tư Trung Quốc đã nhanh chóng xúc tiến các hoạt động đầu tư và mua lại nhiều công ty điện lực và năng lượng tại châu Âu. Tuy nhiên, tờ Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) đã lên tiếng xoa dịu những lo ngại rằng Trung Quốc không có ý định "mua lại cả châu Âu."
Bên cạnh chủ đề nóng là cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, Trung Quốc và EU cũng sẽ thảo luận về quy định mới của EU trong việc áp thuế cácbon đối với các hãng hàng không, hay vấn đề tiếp cận thị trường, khi các công ty EU phàn nàn rằng Trung Quốc luôn ưu tiên cho các công ty nội địa và "phân biệt đối xử" với các công ty nước ngoài trong các hợp đồng mua sắm chính phủ./.
Việt Khoa (TTXVN/Vietnam+)