Trung Quốc học được gì qua nghệ thuật thương chiến Mỹ-Nhật?

Mỹ đã từng tiến hành một cuộc chiến thương mại để chống lại Nhật Bản trong những năm 1980 và Trung Quốc bây giờ sẽ rút ra được bài học gì từ cuộc chiến đó?
Trung Quốc học được gì qua nghệ thuật thương chiến Mỹ-Nhật? ảnh 1Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (phải) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong cuộc gặp tại Bắc Kinh ngày 25/10/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo trang mạng scmp.com, có thể Tổng thống Mỹ Donald Trump không có lập trường kiên định trong lĩnh vực chính trị, nhưng trong quan hệ thương mại với Nhật Bản, quan điểm bảo hộ mậu dịch của ông vẫn gần như "bất di bất dịch" trong nhiều thập kỷ.

Trong suốt những năm 80 của thế kỷ trước, sự trỗi dậy gây sửng sốt của Nhật Bản để trở thành một siêu cường kinh tế tiềm năng, trở thành mối đe dọa và thế chỗ bá chủ kinh tế của Mỹ đã khiến cho nhân vật sau này trở thành tổng thống thứ 45 của Mỹ vô cùng khó chịu.

Năm 1989, khi nói về Nhật Bản - đối tác thương mại nước ngoài lớn nhất của Mỹ thời điểm đó - Trump nhấn mạnh: "Họ (người Nhật) đang 'hút máu' của Mỹ một cách có hệ thống. Họ giống như một kẻ sát nhân... Chúng ta phải loại trừ họ."

Trong nhiều năm, Mỹ tỏ ra khó chịu về các chiến lược nhập khẩu theo hướng bảo hộ mậu dịch của Nhật Bản.

Kể từ cuối những năm 1970, chính quyền của Tổng thống Mỹ khi đó là Jimmy Carter đã tìm cách để mở cửa thị trường Nhật Bản, và khi Ronald Reagan lên nắm quyền năm 1981, ông cũng làm như vậy và đã giảm bớt được thâm hụt thương mại của Mỹ với Nhật Bản.

Nhật Bản khi đó xuất khẩu ôtô, phụ tùng ôtô, máy móc văn phòng và hàng điện tử sang Mỹ. ôtô của Nhật Bản chiếm phần lớn trong tổng số lượng hàng hóa xuất khẩu.

Năm 1981, 1,8 triệu ôtô do Nhật Bản sản xuất đã được bán tại Mỹ, trong khi chỉ có 4.201 ôtô của Mỹ được bán tại Nhật Bản - theo số liệu của báo Washington Post năm 1982.

Năm đó, trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ chìm vào suy thoái, một trong những chiến thuật thương mại đầu tiên của tân tổng thống (Ronald Reagan) trong khuôn khổ chính sách "Reaganomics" là hạn chế lượng ôtô nhập khẩu từ Nhật Bản.

Tuy nhiên, vào năm 1983, thâm hụt thương mại của Mỹ với Nhật Bản lên tới 36,8 tỷ USD, tăng khoảng 15 tỷ USD so với năm trước đó.

Kristin Vekasi, nhà kinh tế chính trị chuyên phân tích về tình hình Đông Bắc Á, đã mô tả đây là một thời kỳ mà người Mỹ có cái nhìn tiêu cực về Nhật Bản, với những lời kêu gọi "tẩy chay Nhật Bản."

Năm 1985, bị đe dọa đánh thuế trên phạm vi rộng hơn, Nhật Bản đã phải nhượng bộ đối tác thương mại chính và các yêu cầu của đồng minh an ninh (Mỹ).

Trung Quốc học được gì qua nghệ thuật thương chiến Mỹ-Nhật? ảnh 2Xe Mustang Ford mới được trưng bày tại triển lãm ôtô quốc tế Thượng Hải ở thành phố Thượng Hải, Trung Quốc ngày 19/4/2017. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong Hiệp ước Plaza được ký hồi tháng Chín năm đó, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Tây Đức và Anh đã nhất trí cùng can thiệp vào các thị trường ngoại hối để giảm giá đồng USD so với đồng yen Nhật cũng như đồng mark Đức.

Câu hỏi đặt ra là tại sao cuộc chiến tranh thương mại mà Trump phát động lại được coi là điều "gặp dữ hóa lành" đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc?

[Lựa chọn chiến lược của Nhật Bản và tác động tới toàn cầu]

Nhật Bản cũng áp đặt các mức hạn chế xuất khẩu tình nguyện đối với chính các nền công nghiệp của mình, gồm xe hơi và chất bán dẫn, khiến Tokyo phải tìm kiếm các đối tác khác ở châu Á để đa dạng hóa hoạt động thương mại và chuỗi cung ứng của mình.

"Trước hết, Nhật Bản xuất khẩu sáng các nước khác, song họ cũng xây dựng nhà máy ở các nước như Thái Lan và Trung Quốc," chia sẻ của Yves Tiberghien, chuyên gia kinh tế châu Á và hiện là Giám đốc danh dự Viện nghiên cứu châu Á tại Đại học British Columbia (Canada).

Trong những thập niên qua, xuất khẩu của Nhật Bản sang các nước Đông Á đã tăng từ 32,7% trong năm 1990 lên 56,9% trong năm 2011.

Trong khi đó, làn sóng đầu tiên sản xuất gia công linh kiện, phụ tùng, mà chủ yếu là các quá trình gia công "công nghệ thấp," được di chuyển đến Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan, nơi có chi phí thấp hơn, nhưng quá trình sản xuất công nghệ cao vẫn trụ chân ở Nhật Bản.

Đây là số liệu báo cáo của Ngân hàng Dự trữ Australia đưa ra năm 2013.

Theo nhà kinh tế chính trị Vekasi, các nhà sản xuất xe hơi của Nhật Bản cũng di chuyển hoạt động sản xuất của họ đến Mỹ, giúp nền kinh tế Tokyo phát triển.

Tuy nhiên, đồng yen mạnh lên, kèm theo đó là việc Nhật Bản điều chỉnh lãi suất ở mức thấp hơn nhằm kích thích tiêu dùng nội địa, đã làm gia tăng giá tài sản, dẫn đến tình trạng bong bóng kinh tế.

Thị trường tài chính Nhật Bản sụp đổ sau đó và nền kinh tế nước này đình đốn trong hơn 10 năm.

Những "thập kỷ mất mát" này đã tồn tại trong suy nghĩ của Trump khi ông dùng những lời lẽ đao to búa lớn trước kia trong cách tiếp cận hiện nay với Trung Quốc. Trong những lời lẽ đó, Trump tuyên bố nền kinh tế Mỹ đang bị "ức hiếp" bởi một "cường quốc đối địch."

Chuyên gia Tiberghien giải thích rằng cách mà Trung Quốc đang bị chĩa mũi dùi chẳng khác gì những điều mà Nhật Bản đã trải qua.

"Ban đầu, Nhật Bản có quy mô kinh tế bằng 1/4 của Mỹ và đến năm 1995 đạt mức 70% GDP của Mỹ, và đó là mức đỉnh điểm... Ngày nay, con số này chỉ hơn 30%."

Khi GDP của một nước tăng lên mức 2/3 quy mô kinh tế của Mỹ, thì điều đó trở thành một mối đe dọa, ông Tiberghien nói.

"Thực ra, cuộc chiến giữa Mỹ và Nhật Bản đang được mở rộng sang mọi lĩnh vực," ông nói.

Trump có "cánh tay phải" là cố vấn kinh tế Robert Lighthizer, một đại diện thương mại cũng từng phục vụ chính quyền cựu Tổng thống Reagan.

Nhật Bản nhớ đến Lighthizer là một nhân vật cứng rắn đối với vấn đề thương mại, Tiberghien nói đồng thời lưu ý rằng cả Trump và Lighthizer đều chơi "lối cũ" trong cuộc chiến thương mại.

[Mega Story: Nốt thăng trong quan hệ Trung-Nhật]

Theo chuyên gia này, hiện Trump lao vào cuộc thương chiến với cấp độ lớn lao hơn. Cách tiếp cận hiện nay của Mỹ thực chất là hăm dọa và chèn ép, làm lung lay niềm tin, song điều đó có thể làm ảnh hưởng hệ thống thương mại toàn cầu và có thể không giúp ích gì cho Mỹ.

Mỹ tiếp tục gây sức ép đối với Nhật Bản. Hồi cuối tháng Chín, Washington rốt cục nhất trí khởi động các vòng đàm phán mới nhằm thu hẹp thâm hụt thương mại với Trung Quốc.

Tiberghien dẫn các cựu cố vấn thương mại Mỹ nói rằng: "Nếu chúng tôi tư vấn Thủ tướng Shinzo Abe thì chúng tôi sẽ nói là hãy trì hoãn lại. Với kiểu thương lượng song phương thì rốt cục bạn luôn đối mặt với các cuộc thương chiến tương tự."

Trung Quốc học được gì qua nghệ thuật thương chiến Mỹ-Nhật? ảnh 3Hàng hóa Trung Quốc được xếp tại cảng Long Beach, Los Angeles, Mỹ ngày 23/8/2018. (Ảnh: THX/TTXVN)

Mặc dù Nhật Bản có thể đối mặt với nhiều nhượng bộ hơn trước khi đàm phán song phương với Mỹ, nhưng Tokyo cũng đang tìm kiếm mối quan hệ nồng ấm hơn với Bắc Kinh, trong bối cảnh ông Abe sẽ cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc từ 25-27/10/2018.

Ông Adam Broinowski, nghiên cứu tiến sỹ tại Trường châu Á và Thái Bình Dương thuộc Đại học Quốc gia Australia, cho rằng các cuộc đối thoại Abe-Tập thành công có thể dẫn đến khả năng Trung Quốc và Nhật Bản bắt tay thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng.

Mặc dù Tokyo và Bắc Kinh không có thỏa thuận song phương nào, nhưng sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa hai nước này là khó tránh khỏi, ông Broinowski nhận định. Và cuộc đàm phán thương mại cứng rắn của Trump với cả Trung Quốc và Nhật Bản đã vô tình làm gia tăng quá trình xích lại gần nhau giữa hai cường quốc châu Á này./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục