Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hay vẫn chỉ là nền kinh tế mới nổi?

HỒNG KÔNG, TRUNG QUỐC – Media OutReach — “Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hay vẫn chỉ là nền kinh tế mới nổi?” là chủ đề của công trình nghiên cứu gần đây của Trường Kinh doanh, Đại học Hồng Kông Trung Quốc (The Chinese University of Hong Kong (CUHK) […]

HỒNG KÔNG, TRUNG QUỐC – Media OutReach — “Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hay vẫn chỉ là nền kinh tế mới nổi?” là chủ đề của công trình nghiên cứu gần đây của Trường Kinh doanh, Đại học Hồng Kông Trung Quốc (The Chinese University of Hong Kong (CUHK) Business School). Nghiên cứu này muốn góp thêm một góc nhìn, một cách đánh giá nữa về chủ đề trên, vốn gây ra nhiều tranh cãi. Cho dù Trung Quốc, không chỉ là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, mà còn nhờ vài thập kỷ liên tục ghi nhận tăng trưởng kinh tế cao và ổn định đã tạo ra đội ngũ các tỷ phú USD nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ, song ở một chừng mực nào đó, Trung Quốc vẫn tự coi là một nền kinh tế mới nổi.

Trong bài báo gần đây của mình có tựa đề China has emerged as an aspirant economy (tạm dịch: Trung Quốc đã nổi lên như một nền kinh tế khao khát nổi tiếng, đầy tham vọng) đăng trên Tạp chí về quản lý ở châu Á – Thái Bình Dương (Asia Pacific Journal of Management), Giáo sư David Ahlstrom, quyền Chủ nhiệm Bộ môn Quản lý của Trường Kinh doanh, CUHK nhận định: “Theo chúng tôi, quan điểm cho rằng, Trung Quốc là một nền kinh tế mới nổi hoặc đang chuyển đổi không còn giá trị nữa. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tiến bộ đáng kể về mặt kinh tế và không còn được coi là nền kinh tế mới nổi nữa. Trung Quốc là một trong số những quốc gia có tầng lớp trung lưu có thu nhập trung bình cao, đang tìm cách chuyển sang tình trạng thu nhập cao mà chúng ta định nghĩa là nền kinh tế khao khát, đầy tham vọng”.

Để đi đến kết luận trên, Giáo sư David Ahlstrom, cùng với các đồng tác giả của bài báo là Giáo sư Garry Bruton và nghiên cứu sinh Tiến sỹ Juanyi Chen của Đại học Texas Christian (Mỹ), đã xem xét 3 biện pháp truyền thống thường liên quan đến các nền kinh tế mới nổi. Ba biện pháp này bao gồm thu nhập thấp, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đôi khi hàm ý sự bất ổn về thể chế và sự phụ thuộc vào tự do hóa kinh tế là động lực chính cho tăng trưởng, thường đi đôi với sản xuất chi phí thấp.

Ba biện pháp liên quan đến các nền kinh tế mới nổi

Khi Trung Quốc bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế vào cuối những năm 1970, tổng thu nhập bình quân đầu quân của nước này chỉ ở mức 120 USD Mỹ, dưới mức nghèo khổ quốc tế lúc bấy giờ là 1 USD mỗi ngày. Tuy nhiên, sự tăng trưởng tiếp theo đã khiến Ngân hàng Thế giới (WB) bắt đầu phân loại Trung Quốc là một quốc gia có thu nhập trung bình thấp hơn vào năm 1997 và sau đó, là một quốc gia có thu nhập trung bình cao hơn vào năm 2010.

Vào năm 2017, Ngân hàng Thế giới đã báo cáo rằng, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đạt 8.690 USD, đưa nước này ra khỏi danh mục các nền kinh tế có thu nhập thấp. Còn dữ liệu gần đây nhất của ​​Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc vào đầu năm 2020 cho thấy, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc lần đầu tiên vượt 10.000 USD, tiếp tục tăng trưởng ổn định.

Giáo sư David Ahlstrom cũng lập luận rằng, trong khi Trung Quốc trải qua một số biến động lớn về tăng trưởng GDP trong những năm đầu của cải cách kinh tế hiện đại, với những năm nhất định không có sự tăng trưởng trong khi những năm khác có mức tăng trưởng cao hơn 15%, nền kinh tế nước này gần đây đã ổn định với mức tăng trưởng khoảng 6%/năm.

Sự ổn định này chỉ bị gián đoạn bởi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008. Trái ngược với sự tăng trưởng nhanh chóng của các quốc gia mà theo truyền thống vẫn được coi là mới nổi, nhưng đôi khi sự tăng trưởng của họ bị gián đoạn bởi những biến động, lạm phát hoặc chính sách kém cỏi.

Ông lưu ý tới các ví dụ, chẳng hạn như Argentina trong những năm 1920, Pakistan trong những năm 1960 và Iraq trong những năm 1960 và 1970, tất cả đều chứng kiến ​​sự tăng trưởng kinh tế trong hơn một thập kỷ trước khi bị ngăn chặn bởi các mối đe dọa từ xâm lược lãnh thổ, khủng hoảng tài chính, việc quá phụ thuộc vào các loại hàng hóa, hoặc công tác quản trị tồi.

Sự tăng trưởng ban đầu của Trung Quốc vào cuối những năm 1970 cũng dẫn đến sự bất ổn về thể chế, khi đất nước chuyển từ nền kinh tế do nhà nước kiểm soát chặt chẽ sang các nguyên tắc thị trường tự do hơn.

Điều này có nghĩa là, cơ sở hạ tầng pháp lý, tài chính hoặc xã hội cần thiết phải được xây dựng từ đầu để theo kịp cải cách kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và khu vực doanh nhân phát triển. Điều này trái ngược với tình trạng ổn định hợp lý của các tổ chức tài chính và pháp lý hiện tại của Trung Quốc, đặc biệt là theo chính sách đã nêu của chính phủ về việc duy trì một xã hội hài hòa với ít bất ổn hoặc gián đoạn.

Cuối cùng, Giáo sư David Ahlstrom cho rằng, so với việc tích cực rời khỏi kế hoạch hóa tập trung bao cấp nghiêm ngặt trong những ngày đầu cải cách kinh tế hiện đại, vai trò gần đây của Nhà nước trong nền kinh tế Trung Quốc đã ổn định hoặc thậm chí tăng lên dưới thời lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình. Một ví dụ điển hình là nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc nhằm đưa đất nước vươn lên chuỗi giá trị và trở thành nhà đổi mới trong lĩnh vực công nghệ. Điều này trái ngược với tình hình ở Mỹ, nơi các doanh nhân thường thúc đẩy sự phát triển công nghệ.

Trong khi việc tự do hóa thị trường thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những ngày đầu cải cách kinh tế của Trung Quốc, chính phủ hiện vẫn duy trì sự can thiệp mạnh mẽ vào việc định hướng đà phát triển của nền kinh tế, cho dù khu vực tư nhân cũng rất quan trọng.

Trở thành nền kinh tế khao khát, đầy tham vọng

Xét theo ba tiêu chí này, Trung Quốc không còn đủ điều kiện là một nền kinh tế mới nổi, Giáo sư David Ahlstrom nhận định, Trung Quốc phù hợp hơn để mô tả quốc gia châu Á là một nền kinh tế “khao khát” đang tìm cách chuyển từ thu nhập trung bình cao lên thu nhập cao.

Giống như các đối tác kinh tế mới nổi, các nền kinh tế khao khát, đầy tham vọng cũng sẽ có ba đặc điểm xác định. Cụ thể, các đặc điểm là:

Trung Quốc là một nền kinh tế có thu nhập trung bình cao đang tìm cách chuyển sang một khung thu nhập cao Nền kinh tế Trung Quốc trải qua sự tăng trưởng kinh tế ổn định và có thể chế ổn địnhNguyên tắc của Trung Quốc có thể bao gồm từ định hướng thị trường mạnh mẽ đến một nền kinh tế hỗn hợp. Điều quan trọng là nó phải phù hợp với nhu cầu văn hóa và lịch sử của đất nước và khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo mạo hiểm mới.

Các đặc điểm khác bao gồm: một nền kinh tế ổn định, nhưng đang phát triển, nơi thu nhập vẫn còn chậm so với các nước có thu nhập cao và các thể chế phần lớn ổn định, nhưng đang phát triển. Giáo sư David Ahlstrom đặc biệt lưu ý rằng, các hệ thống pháp lý trong các nền kinh tế “khao khát, đầy tham vọng” thường được phát triển đáng kể, nhưng việc áp dụng một số luật nhất định vẫn có thể thất thường.

Dựa trên các tiêu chí mới này, các quốc gia khác có thể được phân loại là “khao khát, đầy tham vọng”, bao gồm Colombia, Romania và Thái Lan. Giáo sư David Ahlstrom nhận xét: “Các quốc gia như vậy có một loạt các mối quan tâm khác nhau, khi chuyển sang các vị trí thu nhập cao hơn so với các nền kinh tế có thu nhập thấp, hoặc thu nhập trung bình thấp hơn như Nigeria và Pakistan. Ở đây, cần phải tập trung vào các nhu cầu và mối quan tâm của họ khác với những nền kinh tế mới nổi”.

Điều đặc biệt quan trọng đối với các nền kinh tế giàu tham vọng là khả năng vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Giáo sư David Ahlstrom lưu ý rằng, sự tham gia của chính phủ, nếu được thực hiện đúng cách có thể giúp cải thiện năng suất và sự phát triển của một số ngành công nghiệp. Điều này có thể giúp một quốc gia tiếp tục tăng thu nhập bằng cách phát triển một nền kinh tế tập trung nhiều hơn vào công nghệ và ít hơn vào sản xuất cấp thấp.

Nghiên cứu cũng cho thấy, một tỷ lệ không nhỏ của cộng đồng chuyên gia học thuật tiếp tục coi Trung Quốc là một nền kinh tế mới nổi. Một cuộc khảo sát của 9 tạp chí quản lý hàng đầu cho thấy, trong số 446 bài báo trích dẫn dữ liệu của Trung Quốc, có tới 28% mô tả bối cảnh kinh tế của đất nước là mới nổi hoặc chuyển tiếp và nhiều bài khác không phân loại nền kinh tế của Trung Quốc.

Giáo sư David Ahlstrom nhận định: “Thay vì nghĩ về Trung Quốc như khoảng 30 và 40 năm trước, thì cần phải tiến về phía trước và tìm kiếm những hiểu biết giúp đất nước này và những nước khác phát triển mạnh hơn về kinh tế. Trung Quốc hiện đã trở thành một nền kinh tế phát triển, có nhiều tham vọng đang tìm cách vượt qua bẫy thu nhập trung bình có xu hướng ảnh hưởng đến các nền kinh tế có thu nhập bình quân đầu người trong khoảng từ 12.000 đến 15.000 USD mỗi năm, một mức mà Trung Quốc sẽ có thể tiếp cận ngay trong thập kỷ này”.

Việc hiểu rõ hơn về nhu cầu phát triển của Trung Quốc trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện tại sẽ cung cấp nền tảng vững chắc cho các quốc gia khác đang tìm cách học hỏi và làm theo kinh nghiệm của Trung Quốc. Giáo sư David Ahlstrom kết luận: “Điều này cũng sẽ cung cấp thông tin tốt hơn về những thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt trong việc cải thiện vốn quản lý và vai trò lãnh đạo của mình, khi nước này tiến tới tình trạng thu nhập bình quân đầu người cao và tăng chuỗi giá trị”.

Tài liệu tham khảo:

Bruton, G.D., Ahlstrom, D. & Chen, J.: China has emerged as an aspirant economy. Asia Pac J Manag (2019). (Tạm dịch: Bruton, G.D., Ahlstrom, D. & Chen, J.: Trung Quốc đã nổi lên như một nền kinh tế khao khát nổi tiếng, đầy tham vọng) đăng trên Tạp chí về quản lý ở châu Á – Thái Bình Dương (2019). https://doi.org/10.1007/s10490-018-9638-0

Bài viết này lần đầu tiên được xuất bản trên trang web Kiến thức kinh doanh Trung Quốc (CBK) bởi Trường Kinh doanh, thuộc CUHK:  https://bit.ly/3cKeQ7H.

Thông tin về CUHK Business School (Trường Kinh doanh, thuộc CUHK)

Trường Kinh doanh thuộc CUHK bao gồm 2 trường – Kế toán và Quản lý khách sạn và Du lịch – và 4 khoa – Khoa Kinh tế quản lý và khoa học phục vụ việc ra quyết định, Tài chính, Quản lý và Marketing. Được thành lập tại Hồng Kông vào năm 1963, đây là trường kinh doanh đầu tiên cung cấp các chương trình cử nhân về quản trị kinh doanh (BBA), thạc sỹ về quản trị kinh doanh (MBA) và thạc sỹ cao cấp về quản trị kinh doanh (Executive MBA) trong khu vực. Hiện tại, Trường cung cấp 8 chương trình đại học và 20 chương trình sau đại học, bao gồm MBA, EMBA, Master, MSc, MPhil và Ph.D.

Trong Bảng xếp hạng MBA toàn cầu của Financial Times năm 2020, chương trình đào tạo của CUHK được xếp hạng thứ 50. Trong bảng xếp hạng EMBA năm 2019 của Financial Times, CUHK EMBA được xếp hạng 24 trên thế giới. Trường Kinh doanh thuộc CUHK có số lượng cựu sinh viên kinh doanh lớn nhất (hơn 36.000 người) trong số các trường đại học / trường kinh doanh tại Hồng Kông. Nhiều người trong số họ là lãnh đạo chủ chốt doanh nghiệp . Trường hiện có khoảng 4.400 sinh viên đại học và sau đại học và Giáo sư Lin Zhou là Hiệu trưởng Trường Kinh doanh thuộc CUHK.

Thông tin thêm có sẵn tại http://www.bschool.cuhk.edu.hk hoặc bằng cách kết nối với CUHK Business School trên:

Facebook: www.facebook.com/cuhkbschool

Instagram: www.instagram.com/cuhkbusinessschool

LinkedIn: www.linkedin.com/school/3923680

WeChat: CUHKBusinessSchool

Tin cùng chuyên mục