Trung Quốc sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu về sữa

Mặc dù đã diễn ra một số vụ bê bối trong năm 2008, nhu cầu về sữa tại Trung Quốc vẫn tăng mạnh bởi đời sống người dân khá giả hơn.
Mặc dù đã diễn ra một số vụ bê bối nghiêm trọng trong năm 2008, nhu cầu về sữa tại Trung Quốc vẫn tăng mạnh bởi đời sống người dân khá giả hơn.

Mức tiêu thụ sữa tăng mạnh tại Trung Quốc trong ba thập kỷ trở lại đây và hiện nay sữa chua và những sản phẩm từ sữa - đặc biệt là những sản phẩm có hương vị châu Á, như thêm vị trà xanh hay lạc - đã rất phổ biến.

Hơn ba năm sau vụ bê bối melamine đã giáng một đòn mạnh vào ngành công nghiệp sữa, nhu cầu về sữa của đất nước này tiếp tục tăng.

Sữa không nằm trong khẩu phần ăn truyền thống của người Trung Quốc. Nhưng sự tăng trưởng hội nhập, tiếp cận sâu hơn đến những sản phẩm của phương Tây, và sự cải tiến trong khâu lưu trữ cũng như mạng lưới phân phối đã khiến nhu cầu đối với sản phẩm này tăng nhanh chóng.

Một nghiên cứu cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng thành thị Trung Quốc đối với các sản phẩm từ sữa đã tăng 40% kể từ năm 2006, trong khi Euromonitor dự báo thị trường sữa sẽ tăng gần gấp đôi trong khoảng từ năm 2010 đến 2016.

Kết quả là, sản lượng hàng năm của đất nước này, nằm trong khoảng 35 tấn sữa một năm - phần lớn là sữa tiệt trùng, hoặc sữa có thể cất giữ lâu được, những sản phẩm có thể dễ dàng lưu trữ và vận chuyển - sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu.

Trung Quốc nhập khẩu kỷ lục với 406.000 tấn sữa bột trong năm 2010, con số này dự kiến sẽ tăng lên 550.000 tấn - tương đương với sản lượng hàng năm của 900.000 con bò - khi những con số của năm 2011 được đưa ra.

Các chuyên gia cho rằng chất lượng kém của đàn bò sữa Trung Quốc cùng với nền tảng chăm sóc nghèo nàn là lý do khiến sản lượng sữa thường thấp hơn nhiều so với phương Tây, mặc dù các trang trại bò sữa cũng đã có những cải tiết về công nghiệp.

Karen McBride, người phụ trách kinh doanh và tiếp thị tại Wondermilk, một trang trại bò sữa của Mỹ ở gần Bắc Kinh với 7.000 con bò, nói rằng ngành công nghiệp này đã bị thiệt hại do lai giống cận huyết và sử dụng nhiều thuốc kháng sinh.

Khoảng 30% các con bò ở Trung Quốc đã bị viêm bầu vú, một bệnh truyền nhiễm, thường xuyên phải điều trị bằng thuốc kháng sinh, McBride cho biết.

“Rất nhiều trong số thuốc đó có thể đã bị đưa vào sữa,” bà nói. “Ý tưởng về đầu tư nước ngoài hay sở hữu nước ngoài đã khiến cho mọi người có được một mức độ về sự an toàn, an ninh và sự tin tưởng.”

Nhiều người Trung Quốc vẫn còn hoài nghi về những sản phẩm sữa nội địa sau vụ bê bối melamine năm 2008, đã làm 6 trẻ em thiệt mạng và 300.000 người khác mắc bệnh.

Hóa chất công nghiệp đã bị phát hiện đưa vào sữa một cách bất hợp pháp để làm tăng hàm lượng protein.

Những người chỉ trích đã nói rằng các tiêu chuẩn vệ sinh mà các trang trại bò sữa của Trung Quốc phải tuân thủ nằm trong mức thấp nhất trên thế giới, với mức độ vi khuẩn cho phép trong sữa cao hơn 4 lần so với hầu hết các nước phương Tây.

Tuy nhiên Alastair Pearson, người đứng đầu làn sóng mới về những trang trại bò sữa quy mô lớn của Trung Quốc, nói rằng ngành công nghiệp này đã có những tiến bộ đáng kể như việc dịch chuyển từ những hoạt động trong phạm vi hộ gia đình sang trang trại quy mô công nghiệp.

Trong năm 2004, 90% số bò của Trung Quốc nằm trong những đàn bò có số lượng dưới 10 con. Giờ đây con số này giảm xuống còn 40%, và có 8% số bò nằm trong những đàn bò lớn trên 1.000 con.

Nhấn mạnh về những tiến bộ gần đây, hãng thực phẩm khổng lồ của Mỹ General Mills sẽ sớm khởi động một sản phẩm là phiên bản của kem Haagen-Dazs, sử dụng sữa của Trung Quốc.

Và hãng thực phẩm lớn của Thụy Sĩ Nestle tuần trước cũng công bố sẽ đầu tư 2,5 triệu Nhân dân tệ (khoảng 400 triệu USD) cho một cơ sở sữa mới tại Shuangcheng ở đông bắc tỉnh Hắc Long Giang của Trung Quốc, nhằm đào tạo chuyên nghiệp cho những nông dân cung cấp sữa./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục