Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường vừa cho biết việc đẩy mạnh đô thị hóa của nước này sẽ giúp ích cho quá trình hiện đại hóa ngành nông nghiệp và hai phương diện này sẽ hỗ trợ, bổ sung cho nhau.
Đô thị hóa hữa hẹn sẽ là "cú huých" tiềm năng đối với nhu cầu trong nước, trong khi hiện đại hóa ngành nông nghiệp là nền tảng cơ bản và hỗ trợ cốt yếu cho sự tăng trưởng kinh tế và xã hội.
Cải cách của Trung Quốc bắt đầu từ vùng nông thôn khoảng 30 năm trước. Đến nay, Trung Quốc vẫn sẽ dựa vào cải cách và đổi mới để duy trì và quản lý “kho thóc của đất nước” và thúc đẩy bốn lĩnh vực hiện đại hóa là công nghiệp hóa, tin học hóa, đô thị hóa và hiện đại hóa nông nghiệp.
Trung Quốc lầu đầu tiên đưa ra thuật ngữ “4 hiện đại hóa” trong đầu những năm 1960, hướng mục tiêu vào các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng, khoa học và công nghệ.
Phó Thủ tướng Trung Quốc cho rằng bất kỳ giải pháp dành cho các vấn đề nông nghiệp và lương thực nên dựa trên bức tranh chung. Đô thị hóa nên nêu bật những nỗ lực để giúp người nông dân hòa nhập vào thành phố, thay vì chỉ chú tâm xây dựng thành thị.
Mối quan hệ về cung - cầu lương thực của Trung Quốc là một sự cân bằng chặt chẽ và không thay đổi. Trong tương lai, nhu cầu tiêu dùng lương thực sẽ tiếp tục tăng. Giá lương thực toàn cầu đang trên đà leo cao và sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc vừa đưa ra báo cáo thường niên về Hội nhập Nông thôn - Thành thị của đất nước năm 2012, trong đó cho hay một lượng lớn lực lượng lao động nông thôn đã đổ ra các thành thị, việc thiếu lực lượng lao động đang trở thành một yếu tố chủ chốt tác động xấu đến sản lượng lương thực của nước này.
Các số liệu chính thức cho thấy sản lượng lương thực của Trung Quốc trong năm 2012 tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 589,57 triệu tấn. Tuy nhiên, nước này đang đối mặt với tình trạng nguồn cung lương thực bị thắt chặt hơn trong bối cảnh nhu cầu ngày càng cao do dân số tăng.
Tại hội nghị việc làm nông thôn trong tháng 12/2012 vừa qua, Bộ trưởng Nông nghiệp Han Changfu nói rằng Trung Quốc đã tăng nhập khẩu nông sản nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, và nước này đang có kế hoạch khuyến khích các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp và thương mại tăng cường đầu tư vào nông nghiệp.
Quốc Vụ viện (hay Nội các) của Trung Quốc gần đây đã ban hành thông tư yêu cầu chính quyền địa phương đảm bảo việc thực hiện một loạt các biện pháp nhằm cắt giảm chi phí hậu cần cho nông sản trong bối cảnh giá thực phẩm leo thang.
Các biện pháp bao gồm việc hạ giá điện và giá nước cho những người tham gia sản xuất và phân phối nông sản, cắt giảm chi phí hành chính tại các thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận chuyển nông sản và giảm thuế đối với các sản phẩm chính.
Giá thực phẩm tăng thời gian qua chủ yếu là do mùa Đông lạnh bất thường, góp phần làm tăng lạm phát ở Trung Quốc, khi giá lương thực chiếm khoảng 1/3 trong các yếu tố dùng để việc tính toán Chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Trong tháng 12/2012, CPI của Trung Quốc tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng nhanh nhất kể từ tháng Sáu năm ngoái./.
Đô thị hóa hữa hẹn sẽ là "cú huých" tiềm năng đối với nhu cầu trong nước, trong khi hiện đại hóa ngành nông nghiệp là nền tảng cơ bản và hỗ trợ cốt yếu cho sự tăng trưởng kinh tế và xã hội.
Cải cách của Trung Quốc bắt đầu từ vùng nông thôn khoảng 30 năm trước. Đến nay, Trung Quốc vẫn sẽ dựa vào cải cách và đổi mới để duy trì và quản lý “kho thóc của đất nước” và thúc đẩy bốn lĩnh vực hiện đại hóa là công nghiệp hóa, tin học hóa, đô thị hóa và hiện đại hóa nông nghiệp.
Trung Quốc lầu đầu tiên đưa ra thuật ngữ “4 hiện đại hóa” trong đầu những năm 1960, hướng mục tiêu vào các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng, khoa học và công nghệ.
Phó Thủ tướng Trung Quốc cho rằng bất kỳ giải pháp dành cho các vấn đề nông nghiệp và lương thực nên dựa trên bức tranh chung. Đô thị hóa nên nêu bật những nỗ lực để giúp người nông dân hòa nhập vào thành phố, thay vì chỉ chú tâm xây dựng thành thị.
Mối quan hệ về cung - cầu lương thực của Trung Quốc là một sự cân bằng chặt chẽ và không thay đổi. Trong tương lai, nhu cầu tiêu dùng lương thực sẽ tiếp tục tăng. Giá lương thực toàn cầu đang trên đà leo cao và sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc vừa đưa ra báo cáo thường niên về Hội nhập Nông thôn - Thành thị của đất nước năm 2012, trong đó cho hay một lượng lớn lực lượng lao động nông thôn đã đổ ra các thành thị, việc thiếu lực lượng lao động đang trở thành một yếu tố chủ chốt tác động xấu đến sản lượng lương thực của nước này.
Các số liệu chính thức cho thấy sản lượng lương thực của Trung Quốc trong năm 2012 tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 589,57 triệu tấn. Tuy nhiên, nước này đang đối mặt với tình trạng nguồn cung lương thực bị thắt chặt hơn trong bối cảnh nhu cầu ngày càng cao do dân số tăng.
Tại hội nghị việc làm nông thôn trong tháng 12/2012 vừa qua, Bộ trưởng Nông nghiệp Han Changfu nói rằng Trung Quốc đã tăng nhập khẩu nông sản nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, và nước này đang có kế hoạch khuyến khích các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp và thương mại tăng cường đầu tư vào nông nghiệp.
Quốc Vụ viện (hay Nội các) của Trung Quốc gần đây đã ban hành thông tư yêu cầu chính quyền địa phương đảm bảo việc thực hiện một loạt các biện pháp nhằm cắt giảm chi phí hậu cần cho nông sản trong bối cảnh giá thực phẩm leo thang.
Các biện pháp bao gồm việc hạ giá điện và giá nước cho những người tham gia sản xuất và phân phối nông sản, cắt giảm chi phí hành chính tại các thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận chuyển nông sản và giảm thuế đối với các sản phẩm chính.
Giá thực phẩm tăng thời gian qua chủ yếu là do mùa Đông lạnh bất thường, góp phần làm tăng lạm phát ở Trung Quốc, khi giá lương thực chiếm khoảng 1/3 trong các yếu tố dùng để việc tính toán Chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Trong tháng 12/2012, CPI của Trung Quốc tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng nhanh nhất kể từ tháng Sáu năm ngoái./.
Nguyễn Linh (TTXVN)