Trung tâm dữ liệu ở Hồng Kông được các nhà đầu tư, điều hành khai thác có hiệu quả và đánh giá cao

ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG KÔNG – Media OutReach – Ngày 22 tháng 6 năm 2021 – Công ty dịch vụ bất động sản toàn cầu Cushman & Wakefield vừa tiết lộ: trong khi đại dịch COVID-19 và tình hình địa chính trị khá căng thẳng đã cản trở sự phát triển của các trung tâm dữ […]

ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG KÔNG – Media OutReach – Ngày 22 tháng 6 năm 2021 – Công ty dịch vụ bất động sản toàn cầu Cushman & Wakefield vừa tiết lộ: trong khi đại dịch COVID-19 và tình hình địa chính trị khá căng thẳng đã cản trở sự phát triển của các trung tâm dữ liệu tại nhiều thị trường trên thế giới, thì trung tâm dữ liệu ở Hồng Kông vẫn hoạt động rất hiệu quả. Trung tâm dữ liệu ở Hồng Kông vươn lên vị trí trung tâm dữ liệu hấp dẫn thứ ba ở châu Á – Thái Bình Dương và được các nhà đầu tư và nhà điều hành khai thác có hiệu quả và đánh giá cao.

Thị trường đầu tư vào trung tâm dữ liệu ở Hồng Kông vẫn phát triển mạnh, bất chấp đại dịch COVID-19 hoành hành. Đầu năm nay, Mapletree Investments đã mua lại một địa điểm ở Fanling với giá 813 triệu dollar Hồng Kông để khởi động dự án xây dựng trung tâm dữ liệu địa phương của mình ở Hồng Kông, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2023. Các nhà khai thác có uy tín như PCCW, Equinix và SUNeVision cũng tiếp tục thực hiện đầu tư cơ sở trung tâm dữ liệu mới và GDS – nhà điều hành của Trung Quốc đại lục đã khởi động dự án trung tâm dữ liệu thuộc quyền sở hữu đầu tiên của họ ở Kwai Chung, dự kiến hoàn thành vào giữa năm 2022.

Cơ sở hạ tầng cáp viễn thông ở Hồng Kông ngày càng được củng cố, mở rộng và kết nối cáp quang sẽ sớm kết nối Hồng Kông với các địa điểm khác trong khu vực. Ví dụ, Asia Direct Cable – ADC (Hệ thống Cáp trực tiếp châu Á) dự kiến sẽ hoạt động vào cuối năm 2022, với không ít hơn 8 công ty viễn thông lớn cung cấp vốn và bí quyết công nghệ cho hệ thống dài 9.400 km. Tuyến cáp này sẽ kết nối Hồng Kông với Nhật Bản, Philippines, Trung Quốc đại lục, Việt Nam, Thái Lan và Singapore.

Dự kiến, cũng sẽ đi vào hoạt động trong năm tới là Tuyến cáp Đông Nam Á-Nhật Bản 2, nối Hồng Kông với Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Việt Nam và Thái Lan. Tuyến cáp Express Đảo Hải Nam với Hồng Kông do Công ty China Mobile hậu thuẫn sẽ nối Hong Kong với Hải Nam và Chu Hải, bắt đầu hoạt động trong năm nay. Cushman & Wakefield kỳ vọng, thị trường trung tâm dữ liệu Hồng Kông sẽ tiếp tục khởi sắc trong tương lai, với sự quan tâm và hấp thụ của các nhà đầu tư vẫn ở mức tương đối cao.

Tính đến cuối quý 1/2021, tổng nguồn cung trung tâm dữ liệu ở Hồng Kông có tổng diện tích lên tới 8,38 triệu feet vuông (778.000 mét vuông), trong đó 80% được chi phối bởi 10 nhà khai thác, bao gồm hai nhà khai thác địa phương lớn nhất (về tổng diện tích sàn) là UNeVision và PCCW Solutions, chiếm 30% diện tích. Các nhà khai thác ngoài địa phương chiếm khoảng 43% diện tích. Nhu cầu trung tâm dữ liệu hiện tại được hỗ trợ bởi các nhà khai thác tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và viễn thông.

Với việc sử dụng ngày càng tăng của Internet vạn vật (IoT), mạng 5G và điện toán đám mây, cũng như sau COVID-19, hình thức làm việc tại nhà trở thành một điều bình thường “mới”, nhu cầu thị trường về điện toán đám mây và lưu trữ có xu hướng tăng nhanh chóng. Cushman & Wakefield kỳ vọng nhu cầu về trung tâm dữ liệu trong tương lai chủ yếu được thúc đẩy bởi các nhà cung cấp dịch vụ đám mây hàng đầu thế giới như Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure, Google Cloud, Tencent Cloud và Alibaba Cloud.

Cushman & Wakefield dự đoán, vào cuối năm 2025, nguồn cung trung tâm dữ liệu là 4,16 triệu feet vuông (386.500 mét vuông), tuy nhiên tốc độ xây dựng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các cơ sở trung tâm dữ liệu cao cấp.

Ông Keith Chan, Trưởng bộ phận Nghiên cứu của Cushman & Wakefield Hồng Kông, nhận xét: “Chúng tôi nhận thấy rằng, khoảng 86% nguồn cung sắp tới đã được các nhà khai thác trung tâm dữ liệu cam kết trước, chỉ để lại một phần nhỏ không gian cho nhu cầu trong tương lai. Ở Hồng Kông, nói chung phải mất ít nhất ba đến bốn năm để xây dựng một trung tâm dữ liệu mới. Do đó, chúng tôi kỳ vọng nguồn cung trung tâm dữ liệu vẫn còn thiếu hụt trong trung hạn”.

Tình trạng thiếu điện gây ra một nút thắt cổ chai khác trong việc cung cấp. Mạng lưới cấp điện 11 kV hiện có không thể đáp ứng nhu cầu điện đáng kể của các trung tâm dữ liệu siêu cấp. Các công ty điện lực thường mất khoảng 4 năm để cung cấp nguồn điện bổ sung với các máy biến áp 132kV, tạo ra khoảng cách từ 18 đến 24 tháng giữa ngày bắt đầu hoạt động mục tiêu của trung tâm dữ liệu và cung cấp nguồn điện cần thiết. Cushman & Wakefield khuyến nghị Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông và các công ty điện lực nhanh chóng tìm hiểu và phối hợp về cách tăng khả năng cung cấp điện và rút ngắn thời gian cung cấp điện để đảm bảo có sẵn cơ sở hạ tầng cho sự phát triển của trung tâm dữ liệu ở Hồng Kông trong tương lai.

Thiếu nguồn cung đất vẫn là một trong những thách thức quan trọng đối với sự tăng trưởng trong tương lai của thị trường trung tâm dữ liệu Hồng Kông.

Ông John Siu, Giám đốc điều hành của Cushman & Wakefield, Hồng Kông cho biết: “Để đối phó với tình trạng thiếu đất cung cấp cho các trung tâm dữ liệu, Chính quyền Đặc khu Hành chính có thể xem xét hợp tác với Thâm Quyến tại Công viên Công nghệ và Đổi mới Hồng Kông-Thâm Quyến (Hong Kong-Shenzhen Innovation and Technology Park – HSITP) nằm ở Vòng lặp Lok Ma Chau để cùng phát triển các cơ sở trung tâm dữ liệu cho Khu vực Vịnh lớn (gồm Hồng Kông, Macau và 9 thành phố lớn của tỉnh Quảng Đông). Bên cạnh đó, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông cũng nên sắp xếp hợp lý sự phối hợp giữa các bộ phận khác nhau và đẩy nhanh quá trình áp dụng và phê duyệt các công việc cần thiết để phát triển và xây dựng lại trung tâm dữ liệu”.

Thông tin về Cushman & Wakefield

Cushman & Wakefield (có cổ phiếu giao dịch tại Sàn giao dịch chứng khoán NYSE, New York, Mỹ, với mã chứng khoán: CWK) là công ty hàng đầu thế giới chuyên cung cấp các dịch vụ bất động sản, mang lại giá trị đặc biệt cho những người sở hữu và sinh sống tại các bất động sản. Cushman & Wakefield là một trong những công ty dịch vụ bất động sản lớn nhất với khoảng 50.000 nhân viên tại hơn 400 văn phòng ở 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trên khắp Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Macau, Cushman & Wakefield có 22 văn phòng đang phục vụ các thị trường địa phương.

Công ty đã giành được bốn giải thưởng hàng đầu trong Khảo sát Euromoney năm 2017, 2018 và 2020 trong các hạng mục: Tổng thể, Đại lý cho thuê/ Bán hàng, Định giá và Nghiên cứu ở Trung Quốc. Năm 2020, công ty có doanh thu 7,8 tỷ USD từ các dịch vụ cốt lõi là tài sản, cơ sở vật chất và quản lý dự án, cho thuê, thị trường vốn, định giá và các dịch vụ khác.

Để tìm hiểu thêm, hãy truy cập www.cushmanwakefield.com.hk hoặc theo dõi trên LinkedIn (https://www.linkedin.com/company/cushman-&-wakefield-greater-china)

#Cushman&Wakefield

Tin cùng chuyên mục