Hồi 20 giờ ngày 12/10, Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đã có Công điện hỏa tốc về công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 11 (Nari) đang di chuyển nhanh về hướng bờ biển Việt Nam.
Trong công điện, Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn yêu cầu Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa-Vũng Tàu, các Bộ bằng mọi biện pháp, kiên quyết kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động ở khu vực nguy hiểm vào bờ và hướng dẫn tàu thuyền neo đậu đảm bảo an toàn.
Vùng nguy hiểm của bão số 11 trong 24 giờ tới được xác định từ Bắc vĩ tuyến 12 độ và Nam vĩ tuyến 20 độ (vùng nguy hiểm sẽ được điều chỉnh tùy theo diễn biến của bão).
Các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục chỉ đạo việc vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn cho hạ du; kiểm tra phương án thông tin cảnh báo và phương án sơ tán nhân dân vùng hạ du trước khi xả lũ.
Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam chỉ đạo rà soát và chuẩn bị phương án sơ tán dân ở các vùng có nguy cơ cao; tổ chức chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cành cây.
Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo bố trí lực lượng ứng trực tại những khu vực bão, lũ để kịp thời xử lý đảm bảo an toàn giao thông, thông tin liên lạc. Các địa phương, các bộ, ngành duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu; tổ chức trực ban nghiêm túc thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.
Trong diễn biến liên quan, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định cho biết đến sáng 12/10, hầu hết tàu thuyền đánh bắt hải sản trên biển của tỉnh đã nhận được thông tin và hướng di chuyển của bão trên biển Đông và đang di chuyển tìm nơi trú bão an toàn.
Theo số lượng kiểm đếm tàu thuyền của tỉnh đến 8h30' ngày 12/10, toàn tỉnh Bình Định có tổng số tàu thuyền di chuyển đánh bắt trên các ngư trường là 7.348 tàu với 42.150 người. Trong đó neo đậu, hoạt động ven bờ trong tỉnh 4.419 tàu với 20.535 người; khu vực từ Quảng Ngãi đến Quảng Ninh 46 tàu với 335 người; khu vực phía Nam từ Phú Yên đến Kiên Giang 1.998 tàu với 14.265 người; khu vực ngoài khơi xa có 790 tàu với 6.350 người.
Để chủ động phòng, tránh và đối phó với bão số 11, lúc 11 giờ ngày 12/10, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi có công điện gửi Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố; Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão các Sở, ngành chức năng của tỉnh yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố (đặc biệt chú ý các huyện phía Bắc tỉnh), các Sở, ngành liên quan khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm cấm các loại tàu thuyền xuất bến ra biển từ 12 giờ trưa 13/10.
Bao gồm cả tuyến vận tải hành khách Sa Kỳ - Lý Sơn và ngược lại; tổ chức hướng dẫn sắp xếp, neo đậu tàu thuyền và các loại phương tiện vận tải thủy đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các huyện ven biển và huyện Lý Sơn sử dụng tất cả các phương tiện thông tin liên lạc hiện có nắm chắc số lượng tàu thuyền, ngư dân đang hoạt động trong vùng ảnh hưởng của bão, tổ chức kêu gọi, thông báo cho các chủ phương tiện tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, diễn biến và hướng di chuyển của bão để chủ động phòng, tránh.
Đặc biệt lưu ý 24 phương tiện/226 lao động đang hoạt động ở khu vực ngoài khơi xa, yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các huyện Tư Nghĩa, Bình Sơn và Lý Sơn phối hợp cùng gia đình chủ tàu và các đài canh Biên phòng, thống kê cụ thể danh sách, vị trí, tình hình di chuyển tránh trú bão và thông tin liên lạc; yêu cầu các tàu, thuyền nêu trên phải khẩn trương di chuyển tránh trú bão ngay.
Các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Lý Sơn, Trà Bồng, Sơn Tây, Tây Trà kiểm tra, rà soát và sẵn sàng chằng chống nhà cửa, kho tàng, xưởng sản xuất, trụ sở cơ quan, trường học, chuẩn bị phương án sơ tán nhân dân ra khỏi những vùng ven biển, ven sông suối, những nhà yếu có nguy cơ bị đổ, vùng có nguy cơ bị sạt lở núi, lũ quét; cắt, tỉa cành, đốn chặt cây có nguy cơ đổ ngã; triển khai thực hiện kịp thời các phương án phòng, chống bão.
Ngành nông nghiệp và các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước các hồ chứa nước thủy lợi và hồ chứa nước công trình thủy điện thực hiện vận hành điều tiết đảm bảo an toàn công trình và hạ du, chủ động triển khai lực lượng cứu hộ để xử lý sự cố phát sinh đảm bảo an toàn tuyệt đối công trình. Chủ đầu tư khai thác dầu khí, chủ phương tiện vận tải thủy chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và công trình.... Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để ứng cứu khi có yêu cầu.
Ông Phan Văn Ơn, Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Ngãi cho biết, lúc 10 giờ 30 phút ngày 12/10, tàu cá QNg 94257-TS của ông Nguyễn Kiệm, ở xã Phổ An, huyện Đức Phổ có 11 lao động đang bị hỏng máy tại toạ độ 17 độ vĩ Bắc, 109 độ Kinh Đông, cách bờ biển Đà Nẵng khoảng 100 hải lý về hướng Đông Bắc và đang trôi dạt trên biển và đã gọi đến các cơ quan chức năng để cứu hộ.
Ngay sau khi nhận thông tin, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh đã chỉ đạo đồn Biên phòng Phổ Quang duy trì thông tin liên lạc với tàu cá QNg 94257-TS. Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Ủy quan Quốc gia tìm kiếm cứu nạn có biện pháp hỗ trợ cứu nạn.
Đến chiều ngày 12/10, tỉnh Quảng Ngãi còn khoảng 1.120 phương tiện, với trên 9.900 lao động đang hoạt động trên các vùng biển; trong đó, có 24 phương tiện, với 226 lao động đang ở khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các Đồn Biên phòng phối hợp với máy Icom cộng đồng thông báo diễn biến của bão số 11 để các phương tiện tàu cá của tỉnh chủ động khẩn trương di chuyển vào bờ tránh bão, đảm bảo an toàn cho người và tài sản./.
Trong công điện, Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn yêu cầu Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa-Vũng Tàu, các Bộ bằng mọi biện pháp, kiên quyết kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động ở khu vực nguy hiểm vào bờ và hướng dẫn tàu thuyền neo đậu đảm bảo an toàn.
Vùng nguy hiểm của bão số 11 trong 24 giờ tới được xác định từ Bắc vĩ tuyến 12 độ và Nam vĩ tuyến 20 độ (vùng nguy hiểm sẽ được điều chỉnh tùy theo diễn biến của bão).
Các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục chỉ đạo việc vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn cho hạ du; kiểm tra phương án thông tin cảnh báo và phương án sơ tán nhân dân vùng hạ du trước khi xả lũ.
Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam chỉ đạo rà soát và chuẩn bị phương án sơ tán dân ở các vùng có nguy cơ cao; tổ chức chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cành cây.
Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo bố trí lực lượng ứng trực tại những khu vực bão, lũ để kịp thời xử lý đảm bảo an toàn giao thông, thông tin liên lạc. Các địa phương, các bộ, ngành duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu; tổ chức trực ban nghiêm túc thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.
Trong diễn biến liên quan, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định cho biết đến sáng 12/10, hầu hết tàu thuyền đánh bắt hải sản trên biển của tỉnh đã nhận được thông tin và hướng di chuyển của bão trên biển Đông và đang di chuyển tìm nơi trú bão an toàn.
Theo số lượng kiểm đếm tàu thuyền của tỉnh đến 8h30' ngày 12/10, toàn tỉnh Bình Định có tổng số tàu thuyền di chuyển đánh bắt trên các ngư trường là 7.348 tàu với 42.150 người. Trong đó neo đậu, hoạt động ven bờ trong tỉnh 4.419 tàu với 20.535 người; khu vực từ Quảng Ngãi đến Quảng Ninh 46 tàu với 335 người; khu vực phía Nam từ Phú Yên đến Kiên Giang 1.998 tàu với 14.265 người; khu vực ngoài khơi xa có 790 tàu với 6.350 người.
Để chủ động phòng, tránh và đối phó với bão số 11, lúc 11 giờ ngày 12/10, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi có công điện gửi Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố; Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão các Sở, ngành chức năng của tỉnh yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố (đặc biệt chú ý các huyện phía Bắc tỉnh), các Sở, ngành liên quan khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm cấm các loại tàu thuyền xuất bến ra biển từ 12 giờ trưa 13/10.
Bao gồm cả tuyến vận tải hành khách Sa Kỳ - Lý Sơn và ngược lại; tổ chức hướng dẫn sắp xếp, neo đậu tàu thuyền và các loại phương tiện vận tải thủy đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các huyện ven biển và huyện Lý Sơn sử dụng tất cả các phương tiện thông tin liên lạc hiện có nắm chắc số lượng tàu thuyền, ngư dân đang hoạt động trong vùng ảnh hưởng của bão, tổ chức kêu gọi, thông báo cho các chủ phương tiện tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, diễn biến và hướng di chuyển của bão để chủ động phòng, tránh.
Đặc biệt lưu ý 24 phương tiện/226 lao động đang hoạt động ở khu vực ngoài khơi xa, yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các huyện Tư Nghĩa, Bình Sơn và Lý Sơn phối hợp cùng gia đình chủ tàu và các đài canh Biên phòng, thống kê cụ thể danh sách, vị trí, tình hình di chuyển tránh trú bão và thông tin liên lạc; yêu cầu các tàu, thuyền nêu trên phải khẩn trương di chuyển tránh trú bão ngay.
Các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Lý Sơn, Trà Bồng, Sơn Tây, Tây Trà kiểm tra, rà soát và sẵn sàng chằng chống nhà cửa, kho tàng, xưởng sản xuất, trụ sở cơ quan, trường học, chuẩn bị phương án sơ tán nhân dân ra khỏi những vùng ven biển, ven sông suối, những nhà yếu có nguy cơ bị đổ, vùng có nguy cơ bị sạt lở núi, lũ quét; cắt, tỉa cành, đốn chặt cây có nguy cơ đổ ngã; triển khai thực hiện kịp thời các phương án phòng, chống bão.
Ngành nông nghiệp và các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước các hồ chứa nước thủy lợi và hồ chứa nước công trình thủy điện thực hiện vận hành điều tiết đảm bảo an toàn công trình và hạ du, chủ động triển khai lực lượng cứu hộ để xử lý sự cố phát sinh đảm bảo an toàn tuyệt đối công trình. Chủ đầu tư khai thác dầu khí, chủ phương tiện vận tải thủy chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và công trình.... Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để ứng cứu khi có yêu cầu.
Ông Phan Văn Ơn, Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Ngãi cho biết, lúc 10 giờ 30 phút ngày 12/10, tàu cá QNg 94257-TS của ông Nguyễn Kiệm, ở xã Phổ An, huyện Đức Phổ có 11 lao động đang bị hỏng máy tại toạ độ 17 độ vĩ Bắc, 109 độ Kinh Đông, cách bờ biển Đà Nẵng khoảng 100 hải lý về hướng Đông Bắc và đang trôi dạt trên biển và đã gọi đến các cơ quan chức năng để cứu hộ.
Ngay sau khi nhận thông tin, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh đã chỉ đạo đồn Biên phòng Phổ Quang duy trì thông tin liên lạc với tàu cá QNg 94257-TS. Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Ủy quan Quốc gia tìm kiếm cứu nạn có biện pháp hỗ trợ cứu nạn.
Đến chiều ngày 12/10, tỉnh Quảng Ngãi còn khoảng 1.120 phương tiện, với trên 9.900 lao động đang hoạt động trên các vùng biển; trong đó, có 24 phương tiện, với 226 lao động đang ở khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các Đồn Biên phòng phối hợp với máy Icom cộng đồng thông báo diễn biến của bão số 11 để các phương tiện tàu cá của tỉnh chủ động khẩn trương di chuyển vào bờ tránh bão, đảm bảo an toàn cho người và tài sản./.
Pv (TTXVN)