Ngày 20/1 (tức 27 Tết), đường hoa Nguyễn Huệ năm 2012 đã khai mạc tại đại lộ Nguyễn Huệ, Thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Việt Nam Quê hương tôi.”
Điểm nhấn năm nay của đường hoa là hình ảnh con Rồng khổng lồ chào Xuân (biểu tượng của năm Nhâm Thìn) uốn lượn đầy uy phong và kiêu hãnh.
Rồng được thực hiện bằng chất liệu dây lục bình, nền mây khéo léo, tinh xảo. Độc đáo nhất là miệng rồng được phun ra những tràng hoa tươi thắm như gửi câu chúc an lành, may mắn đến với tất cả mọi người trong năm mới.
Những chủ đề chính xuyên suốt tuyến đường gồm vườn mai Bác Hồ; truyền thuyết hóa rồng; đất nước trọn niềm vui; vươn đến tương lai, là những hình ảnh về quê hương, non nước, con thuyền, lũy tre, cánh đồng, cầu tre xuất hiện linh hoạt, sống động trong mỗi tác phẩm.
Có thể thấy hình tượng chim Lạc được cách điệu theo hình hoa văn trên trống đồng, gợi nhớ đến tổ tiên, cha ông ngày xưa đã vượt qua bao gian khổ để xây dựng bờ cõi, giang sơn bền vững như ngày nay.
Mang đậm bản sắc văn hóa Tết cổ truyền dân tộc là những chiếc bánh chưng, bánh dầy được gói bằng màu xanh lá cách điệu, bao bọc bởi hàng ngàn bông hoa điểm xuyến rực rỡ.
Kế đó là những chiếc thuyền chở đầy hoa lá, được dựng bên cạnh mái chèo dân dã, mộc mạc mà tinh tế. Tất cả các hình ảnh làng quê Việt Nam ấy được thu nhỏ, nằm gọn giữa lòng phố xá thành thị trong dịp xuân về.
Đặc biệt, khách tham quan có thể nhìn thấy cảnh biển đảo Việt Nam với con tàu, sóng biển, cát trắng, thuyền thúng, dàn phơi lưới cá, đồi ốc… được cách điệu hóa, xuất hiện tại đường hoa, mang đến một không khí tươi mới và càng gợi thêm nhiều về tình yêu quê hương, niềm tự hào, tự tôn về giang sơn, gấm vóc Việt Nam.
Cuối đường hoa là đại cảnh rồng chúc phúc với gần 500 chậu hoa cúc mâm xôi và hồng đồng tiền và hơn 500 lồng đèn lớn nhỏ.
Ngoài ra, còn có 2 bộ áo dài và 2 bộ kimono kết bằng hoa tươi với chủ đề Hoa Nguyệt Phong Điểu được trưng bày tại khu nghệ thuật cắm hoa do các khách sạn thuộc hệ thống Saigontourist và Hội Giao lưu Văn hóa Việt Nhật thực hiện.
Tại đường hoa, du khách sẽ được các chàng trai, cô gái trong trang phục áo dài phân phát thiệp Xuân ghi câu chúc, treo lên hai cây hoa mai, với màn hình LED chuyển tải thông điệp chúc xuân của chính du khách đang tham quan thưởng ngoạn.
Đường Hoa Nguyễn Huệ 2012 sẽ diễn ra đến mùng 4 Tết (ngày 26/1).
Cùng ngày, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh khai mạc lễ hội “Đường sách Xuân Nhâm Thìn 2012” tại đường Mạc Thị Bưởi, Nguyễn Huệ và Ngô Đức Kế.
Tiếp nối thành công của lễ hội đường sách năm 2011, Đường sách 2012 với chủ đề “Truyền thống, hiện tại và tương lai” giới thiệu các loại sách lịch sử, văn hóa truyền thống, hình ảnh về lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ, về Sài Gòn xưa… với điểm nhấn là chủ đề “chủ quyền đất Việt” qua nhiều thế hệ, khẳng định chủ quyền biển đảo Hoàng Sa-Trường Sa.
Đây cũng là dịp để độc giả thành phố được tìm hiểu nhiều thể loại sách mới của các nhà xuất bản trong và ngoài nước phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ thành phố; tiếp xúc với phương tiện đọc sách điện tử hiện đại được số hóa; khu triển lãm các tờ báo Xuân Nhâm Thìn; triển lãm hoạt động đối ngoại của nhà nước và ngoại giao nhân dân của thành phố; bản đồ quy hoạch tổng thể thành phố đến năm 2025.
Ngoài ra còn có các loại sách dành cho người khiếm thị, xe thư viện lưu động phục vụ đồng bào vùng sâu, xa; không gian càphê sách…
Lễ hội Đường sách diễn ra đến hết ngày 26/1 (mùng 4 Tết)./.
Điểm nhấn năm nay của đường hoa là hình ảnh con Rồng khổng lồ chào Xuân (biểu tượng của năm Nhâm Thìn) uốn lượn đầy uy phong và kiêu hãnh.
Rồng được thực hiện bằng chất liệu dây lục bình, nền mây khéo léo, tinh xảo. Độc đáo nhất là miệng rồng được phun ra những tràng hoa tươi thắm như gửi câu chúc an lành, may mắn đến với tất cả mọi người trong năm mới.
Những chủ đề chính xuyên suốt tuyến đường gồm vườn mai Bác Hồ; truyền thuyết hóa rồng; đất nước trọn niềm vui; vươn đến tương lai, là những hình ảnh về quê hương, non nước, con thuyền, lũy tre, cánh đồng, cầu tre xuất hiện linh hoạt, sống động trong mỗi tác phẩm.
Có thể thấy hình tượng chim Lạc được cách điệu theo hình hoa văn trên trống đồng, gợi nhớ đến tổ tiên, cha ông ngày xưa đã vượt qua bao gian khổ để xây dựng bờ cõi, giang sơn bền vững như ngày nay.
Mang đậm bản sắc văn hóa Tết cổ truyền dân tộc là những chiếc bánh chưng, bánh dầy được gói bằng màu xanh lá cách điệu, bao bọc bởi hàng ngàn bông hoa điểm xuyến rực rỡ.
Kế đó là những chiếc thuyền chở đầy hoa lá, được dựng bên cạnh mái chèo dân dã, mộc mạc mà tinh tế. Tất cả các hình ảnh làng quê Việt Nam ấy được thu nhỏ, nằm gọn giữa lòng phố xá thành thị trong dịp xuân về.
Đặc biệt, khách tham quan có thể nhìn thấy cảnh biển đảo Việt Nam với con tàu, sóng biển, cát trắng, thuyền thúng, dàn phơi lưới cá, đồi ốc… được cách điệu hóa, xuất hiện tại đường hoa, mang đến một không khí tươi mới và càng gợi thêm nhiều về tình yêu quê hương, niềm tự hào, tự tôn về giang sơn, gấm vóc Việt Nam.
Cuối đường hoa là đại cảnh rồng chúc phúc với gần 500 chậu hoa cúc mâm xôi và hồng đồng tiền và hơn 500 lồng đèn lớn nhỏ.
Ngoài ra, còn có 2 bộ áo dài và 2 bộ kimono kết bằng hoa tươi với chủ đề Hoa Nguyệt Phong Điểu được trưng bày tại khu nghệ thuật cắm hoa do các khách sạn thuộc hệ thống Saigontourist và Hội Giao lưu Văn hóa Việt Nhật thực hiện.
Tại đường hoa, du khách sẽ được các chàng trai, cô gái trong trang phục áo dài phân phát thiệp Xuân ghi câu chúc, treo lên hai cây hoa mai, với màn hình LED chuyển tải thông điệp chúc xuân của chính du khách đang tham quan thưởng ngoạn.
Đường Hoa Nguyễn Huệ 2012 sẽ diễn ra đến mùng 4 Tết (ngày 26/1).
Cùng ngày, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh khai mạc lễ hội “Đường sách Xuân Nhâm Thìn 2012” tại đường Mạc Thị Bưởi, Nguyễn Huệ và Ngô Đức Kế.
Tiếp nối thành công của lễ hội đường sách năm 2011, Đường sách 2012 với chủ đề “Truyền thống, hiện tại và tương lai” giới thiệu các loại sách lịch sử, văn hóa truyền thống, hình ảnh về lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ, về Sài Gòn xưa… với điểm nhấn là chủ đề “chủ quyền đất Việt” qua nhiều thế hệ, khẳng định chủ quyền biển đảo Hoàng Sa-Trường Sa.
Đây cũng là dịp để độc giả thành phố được tìm hiểu nhiều thể loại sách mới của các nhà xuất bản trong và ngoài nước phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ thành phố; tiếp xúc với phương tiện đọc sách điện tử hiện đại được số hóa; khu triển lãm các tờ báo Xuân Nhâm Thìn; triển lãm hoạt động đối ngoại của nhà nước và ngoại giao nhân dân của thành phố; bản đồ quy hoạch tổng thể thành phố đến năm 2025.
Ngoài ra còn có các loại sách dành cho người khiếm thị, xe thư viện lưu động phục vụ đồng bào vùng sâu, xa; không gian càphê sách…
Lễ hội Đường sách diễn ra đến hết ngày 26/1 (mùng 4 Tết)./.
Gia Thuận (TTXVN/Vietnam+)