Sáng ngày 24/9, tại Nhà hát Ca múa nhạc Quốc gia, Hà Nội đã diễn ra lễ Tổng kết chương trình “Trí tuệ Thăng Long-Hà Nội.”
Chương trình nằm trong khuôn khổ những hoạt động chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội do Hội Trí thức khoa học và công nghệ trẻ Việt Nam, Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Văn hóa thông tin Việt Nam (VINACINCO), Tạp chí Doanh nhân và Thương hiệu, Cổng thông tin điện tử Trang vàng doanh nghiệp phối hợp tổ chức.
Tại buổi lễ tổng kết, đại diện Ban tổ chức đã công bố 1.000 doanh nghiệp và 1.000 doanh nhân được nhận giải "Trí tuệ Thăng Long-Hà Nội". Đó là những doanh nghiệp có quá trình phát triển liên tục, uy tín cao trên thị trường, được đánh giá có trách nhiệm trước cộng đồng và những doanh nhân sáng tạo, quyết đoán trong xây dựng, phát triển doanh nghiệp có uy tín.
Ban tổ chức cũng trao huy chương và giấy chứng nhận cho 1.000 sản phẩm tiêu biểu như Sữa Ba Vì (Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phố núi Ba vì), Tranh đá quý (Công ty T$T), Hoa tiêu hàng hải (Công ty Lân cảng Sài Gòn)… Đây là những sản phẩm có ý tưởng mới, bảo vệ môi trường, có tính cạnh tranh cao.
Tại lễ tổng kết, Ban tổ chức cũng trao giải cho 35 trí thức tiêu biểu của Thủ đô như Phó Giáo sư. Tiến sĩ Phạm Thị Hương Lan (Trưởng khoa thủy văn tài nguyên nước, Giám đốc Trung tâm thủy văn ứng dụng - Trường đại học Thủy lợi, Hà Nội) là người có nhiều đề tài chống úng lụt, cải tạo môi trường lớn được ứng dụng trong cuộc sống; Phó Giáo sư.Tiến sĩ Đỗ Minh Đức (Phó chủ nhiệm khoa địa chất - Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội)...
Đây là những gương mặt trẻ dưới 45 tuổi có những công trình nghiên cứu được các cơ quan chuyên môn công nhận và ứng dụng trong cuộc sống.
Chương trình “Trí tuệ Thăng Long-Hà Nội” được phát động từ tháng 9/2009 là nơi quy tụ những anh tài trong sản xuất kinh tế hiện nay.
Ông An Khang, Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ cho biết, những doanh nghiệp, doanh nhân và 35 trí thức tiêu biểu được tôn vinh ngày hôm nay cho chúng ta thấy niềm hy vọng vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, chất lượng và giá cả các sản phẩm của Việt Nam vẫn chưa dễ cạnh tranh được với nước ngoài./.
Chương trình nằm trong khuôn khổ những hoạt động chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội do Hội Trí thức khoa học và công nghệ trẻ Việt Nam, Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Văn hóa thông tin Việt Nam (VINACINCO), Tạp chí Doanh nhân và Thương hiệu, Cổng thông tin điện tử Trang vàng doanh nghiệp phối hợp tổ chức.
Tại buổi lễ tổng kết, đại diện Ban tổ chức đã công bố 1.000 doanh nghiệp và 1.000 doanh nhân được nhận giải "Trí tuệ Thăng Long-Hà Nội". Đó là những doanh nghiệp có quá trình phát triển liên tục, uy tín cao trên thị trường, được đánh giá có trách nhiệm trước cộng đồng và những doanh nhân sáng tạo, quyết đoán trong xây dựng, phát triển doanh nghiệp có uy tín.
Ban tổ chức cũng trao huy chương và giấy chứng nhận cho 1.000 sản phẩm tiêu biểu như Sữa Ba Vì (Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phố núi Ba vì), Tranh đá quý (Công ty T$T), Hoa tiêu hàng hải (Công ty Lân cảng Sài Gòn)… Đây là những sản phẩm có ý tưởng mới, bảo vệ môi trường, có tính cạnh tranh cao.
Tại lễ tổng kết, Ban tổ chức cũng trao giải cho 35 trí thức tiêu biểu của Thủ đô như Phó Giáo sư. Tiến sĩ Phạm Thị Hương Lan (Trưởng khoa thủy văn tài nguyên nước, Giám đốc Trung tâm thủy văn ứng dụng - Trường đại học Thủy lợi, Hà Nội) là người có nhiều đề tài chống úng lụt, cải tạo môi trường lớn được ứng dụng trong cuộc sống; Phó Giáo sư.Tiến sĩ Đỗ Minh Đức (Phó chủ nhiệm khoa địa chất - Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội)...
Đây là những gương mặt trẻ dưới 45 tuổi có những công trình nghiên cứu được các cơ quan chuyên môn công nhận và ứng dụng trong cuộc sống.
Chương trình “Trí tuệ Thăng Long-Hà Nội” được phát động từ tháng 9/2009 là nơi quy tụ những anh tài trong sản xuất kinh tế hiện nay.
Ông An Khang, Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ cho biết, những doanh nghiệp, doanh nhân và 35 trí thức tiêu biểu được tôn vinh ngày hôm nay cho chúng ta thấy niềm hy vọng vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, chất lượng và giá cả các sản phẩm của Việt Nam vẫn chưa dễ cạnh tranh được với nước ngoài./.
Thiên Linh (Vietnam+)