Quyết định của Tổng thống Barack Obama về kế hoạch rút quân Mỹ từng phần tại Afghanistan được nhìn nhận đã thể hiện đúng cam kết của ông Obama cách đây 18 tháng khi ông lên làm ông chủ Nhà Trắng.
Kế hoạch trên đồng thời đáp ứng phần nào lòng mong mỏi của người dân Mỹ về một chính quyền dành nhiều quan tâm đến cải thiện nền kinh tế vốn đang đi xuống và đầu tư vào những lợi ích khác thay vì phải tiêu tốn 113 tỷ USD mỗi năm cho cuộc chiến ở Afghanistan.
Tuy nhiên, giới quân sự Mỹ bày tỏ quan ngại về kế hoạch rút quân "nhanh hơn mong đợi" của Tổng thống Obama. Tướng David Petraeus, Tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Afghanistan và Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, đều lên tiếng cảnh báo kế hoạch cắt giảm quân Mỹ tại Afghanistan có phần mạnh bạo, đồng thời cảnh báo những rủi ro về an ninh có thể xảy ra tại đất nước Nam Á này.
Đô đốc Mullen thừa nhận các quyết định của Tổng thống là "táo bạo hơn và làm nảy sinh nhiều rủi ro hơn so với những gì ông đã chuẩn bị để chấp nhận." Tuy vậy ông Mullen vẫn cho rằng có thể kiểm soát được các rủi ro này.
Trong khi đó, Tướng Petraeus thừa nhận ông muốn quân số như hiện tại được giữ nguyên tới mùa Hè năm tới chứ không phải sẽ hụt đi 33.000 quân như theo kế hoạch của Tổng thống Obama. Tuy vậy, tướng Petraeus nói quân đội Mỹ sẽ cố gắng tối đa để thực hiện quyết định của Tổng thống.
Bộ trưởng Quốc phòng sắp mãn nhiệm Robert Gates cho rằng việc rút quân cần được tiến hành một cách thận trọng với quy mô khiêm tốn.
Theo kế hoạch của Tổng thống Obama, 10.000 binh sỹ Mỹ sẽ được rút khỏi chiến trường Afghanistan đến cuối năm nay và thêm 23.000 quân nữa về nước vào cuối mùa Hè năm sau. Sau thời điểm đó, Mỹ vẫn còn 68.000 quân ở lại quốc gia Nam Á này và số quân nói trên sẽ được rút dần dần trong hai năm tiếp theo. Quân đội Mỹ sẽ hoàn toàn kết thúc sứ mệnh chiến đấu tại Afghanistan vào năm 2015.
Đánh giá về kế hoạch của Tổng thống Obama, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton công khai thừa nhận giới quân sự Mỹ muốn binh lính Mỹ ở lại Afghanistan lâu hơn với số lượng nhiều hơn. Bà cũng cho rằng chìa khóa để kết thúc cuộc xung đột ở nước này sẽ là thương lượng chính trị với ban lãnh đạo Taliban và tập trung cải thiện mối quan hệ với Pakistan.
Tuy nhiên, nhà ngoại giao số một của Mỹ thừa nhận triển vọng đàm phán hòa bình thành công với Taliban là "không rõ ràng" và đến thời điểm này, Mỹ mới chỉ có những tiếp xúc "rất sơ bộ" với Taliban.
Về phần mình, trả lời phỏng vấn Đài tiếng nói Hoa Kỳ sau khi có bài phát biểu về kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan, Tổng thống Obama khẳng định Washington không bỏ rơi Afghanistan và việc rút quân theo từng giai đoạn là nhằm giúp chính quyền của ông Hamid Karzai có thời gian tăng cường năng lực an ninh.
Ông Obama cũng cho rằng việc công nhận Taliban là một đảng chính trị ở đất nước Nam Á này là một công cụ để chia sẻ gánh nặng an ninh với chính quyền Afghanistan./.
Kế hoạch trên đồng thời đáp ứng phần nào lòng mong mỏi của người dân Mỹ về một chính quyền dành nhiều quan tâm đến cải thiện nền kinh tế vốn đang đi xuống và đầu tư vào những lợi ích khác thay vì phải tiêu tốn 113 tỷ USD mỗi năm cho cuộc chiến ở Afghanistan.
Tuy nhiên, giới quân sự Mỹ bày tỏ quan ngại về kế hoạch rút quân "nhanh hơn mong đợi" của Tổng thống Obama. Tướng David Petraeus, Tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Afghanistan và Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, đều lên tiếng cảnh báo kế hoạch cắt giảm quân Mỹ tại Afghanistan có phần mạnh bạo, đồng thời cảnh báo những rủi ro về an ninh có thể xảy ra tại đất nước Nam Á này.
Đô đốc Mullen thừa nhận các quyết định của Tổng thống là "táo bạo hơn và làm nảy sinh nhiều rủi ro hơn so với những gì ông đã chuẩn bị để chấp nhận." Tuy vậy ông Mullen vẫn cho rằng có thể kiểm soát được các rủi ro này.
Trong khi đó, Tướng Petraeus thừa nhận ông muốn quân số như hiện tại được giữ nguyên tới mùa Hè năm tới chứ không phải sẽ hụt đi 33.000 quân như theo kế hoạch của Tổng thống Obama. Tuy vậy, tướng Petraeus nói quân đội Mỹ sẽ cố gắng tối đa để thực hiện quyết định của Tổng thống.
Bộ trưởng Quốc phòng sắp mãn nhiệm Robert Gates cho rằng việc rút quân cần được tiến hành một cách thận trọng với quy mô khiêm tốn.
Theo kế hoạch của Tổng thống Obama, 10.000 binh sỹ Mỹ sẽ được rút khỏi chiến trường Afghanistan đến cuối năm nay và thêm 23.000 quân nữa về nước vào cuối mùa Hè năm sau. Sau thời điểm đó, Mỹ vẫn còn 68.000 quân ở lại quốc gia Nam Á này và số quân nói trên sẽ được rút dần dần trong hai năm tiếp theo. Quân đội Mỹ sẽ hoàn toàn kết thúc sứ mệnh chiến đấu tại Afghanistan vào năm 2015.
Đánh giá về kế hoạch của Tổng thống Obama, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton công khai thừa nhận giới quân sự Mỹ muốn binh lính Mỹ ở lại Afghanistan lâu hơn với số lượng nhiều hơn. Bà cũng cho rằng chìa khóa để kết thúc cuộc xung đột ở nước này sẽ là thương lượng chính trị với ban lãnh đạo Taliban và tập trung cải thiện mối quan hệ với Pakistan.
Tuy nhiên, nhà ngoại giao số một của Mỹ thừa nhận triển vọng đàm phán hòa bình thành công với Taliban là "không rõ ràng" và đến thời điểm này, Mỹ mới chỉ có những tiếp xúc "rất sơ bộ" với Taliban.
Về phần mình, trả lời phỏng vấn Đài tiếng nói Hoa Kỳ sau khi có bài phát biểu về kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan, Tổng thống Obama khẳng định Washington không bỏ rơi Afghanistan và việc rút quân theo từng giai đoạn là nhằm giúp chính quyền của ông Hamid Karzai có thời gian tăng cường năng lực an ninh.
Ông Obama cũng cho rằng việc công nhận Taliban là một đảng chính trị ở đất nước Nam Á này là một công cụ để chia sẻ gánh nặng an ninh với chính quyền Afghanistan./.
(TTXVN/Vietnam+)