Nhằm quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên rừng và thực hiện có hiệu quả chức năng phòng hộ, giảm nhẹ thiên tai, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, tỉnh Tuyên Quang quyết định đầu tư gần 2.700 tỷ đồng để quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng từ nay đến năm 2015.
Trong đó, vốn Ngân sách Nhà nước đầu tư gần 140 tỷ đồng, còn lại là từ các nguồn vốn khác.
Theo đó, vốn phân bổ quy hoạch, bảo vệ rừng là trên 22 tỷ đồng; vốn phát triển rừng gần 2.000 tỷ đồng; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hơn 2 tỷ đồng; chi phí quản lý, tư vấn là hơn 200 tỷ đồng; các chi phí khác gần 10 tỷ đồng...
Tỉnh Tuyên Quang sẽ trồng mới gần 80.000ha rừng các loại; trong đó, có trên 3.000ha rừng phòng hộ, gần 27.000ha rừng sản xuất và gần 2.000ha rừng đặc dụng; trồng lại rừng sau khai thác trên 46.000ha và trồng cây phân tán là gần 2.000ha. Tỉnh đưa ra kế hoạch, trung bình mỗi năm sẽ thực hiện trồng mới hơn 6.000ha rừng; diện tích sản lượng khai thác gỗ từ rừng sản xuất là 46.000 ha.
Bà Nguyễn Thị Định, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang cho biết để phát huy lợi thế đất lâm nghiệp, tỉnh rà soát quỹ đất trồng rừng, bố trí từng loại cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng. Tỉnh điều chỉnh và đánh giá tình hình sử dụng đất đai, tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp theo ranh giới ba loại rừng (rừng phòng hộ, rừng sản xuất, vùng đặc dụng) mới rà soát để làm cơ sở cho lập quy hoạch, kế hoạch và có các giải pháp bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng có hiệu quả.
Mặt khác, tỉnh có những cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng, hỗ trợ gạo cho những hộ chuyển đổi đất nương rẫy kém hiệu quả sang trồng rừng.
Quá trình rà soát phải gắn với việc quy hoạch xây dựng nông thôn mới và việc chuyển đổi một số diện tích đất rừng phòng hộ sang rừng sản xuất phải hợp lý, giữ vững an ninh môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Đặc biệt, phải đảm bảo diện tích đất sản xuất cho nhân dân.
Hiện nay, độ che phủ rừng của tỉnh đạt trên 64% và Tuyên Quang trở thành một trong những tỉnh có độ che phủ rừng cao nhất cả nước. Tỉnh phấn đấu nâng độ che phủ rừng lên 67% vào năm 2015 và duy trì bền vững./.
Trong đó, vốn Ngân sách Nhà nước đầu tư gần 140 tỷ đồng, còn lại là từ các nguồn vốn khác.
Theo đó, vốn phân bổ quy hoạch, bảo vệ rừng là trên 22 tỷ đồng; vốn phát triển rừng gần 2.000 tỷ đồng; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hơn 2 tỷ đồng; chi phí quản lý, tư vấn là hơn 200 tỷ đồng; các chi phí khác gần 10 tỷ đồng...
Tỉnh Tuyên Quang sẽ trồng mới gần 80.000ha rừng các loại; trong đó, có trên 3.000ha rừng phòng hộ, gần 27.000ha rừng sản xuất và gần 2.000ha rừng đặc dụng; trồng lại rừng sau khai thác trên 46.000ha và trồng cây phân tán là gần 2.000ha. Tỉnh đưa ra kế hoạch, trung bình mỗi năm sẽ thực hiện trồng mới hơn 6.000ha rừng; diện tích sản lượng khai thác gỗ từ rừng sản xuất là 46.000 ha.
Bà Nguyễn Thị Định, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang cho biết để phát huy lợi thế đất lâm nghiệp, tỉnh rà soát quỹ đất trồng rừng, bố trí từng loại cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng. Tỉnh điều chỉnh và đánh giá tình hình sử dụng đất đai, tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp theo ranh giới ba loại rừng (rừng phòng hộ, rừng sản xuất, vùng đặc dụng) mới rà soát để làm cơ sở cho lập quy hoạch, kế hoạch và có các giải pháp bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng có hiệu quả.
Mặt khác, tỉnh có những cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng, hỗ trợ gạo cho những hộ chuyển đổi đất nương rẫy kém hiệu quả sang trồng rừng.
Quá trình rà soát phải gắn với việc quy hoạch xây dựng nông thôn mới và việc chuyển đổi một số diện tích đất rừng phòng hộ sang rừng sản xuất phải hợp lý, giữ vững an ninh môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Đặc biệt, phải đảm bảo diện tích đất sản xuất cho nhân dân.
Hiện nay, độ che phủ rừng của tỉnh đạt trên 64% và Tuyên Quang trở thành một trong những tỉnh có độ che phủ rừng cao nhất cả nước. Tỉnh phấn đấu nâng độ che phủ rừng lên 67% vào năm 2015 và duy trì bền vững./.
Nguyễn Thị Thu Hằng (TTXVN)