Ngày 9/8, ông Nguyễn Thọ Lai, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tuyên Quang cho biết đến nay, việc sản xuất “chè bẩn” trên địa bàn tỉnh đã hoàn toàn chấm dứt.
Bản báo cáo của Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cũng xác định qua kiểm tra các hộ dân và cơ sở chế biến chè tại các xã thuộc huyện Hàm Yên và Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang không còn tình trạng sản xuất “chè bẩn.”
Cũng theo báo cáo của Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, nguyên nhân có tình trạng chế biến “chè bẩn” ở Tuyên Quang là do tư thương và đầu mối thu gom hàng đến đặt hàng và hướng dẫn các hộ dân cách chế biến “chè bẩn.”
Sự việc bắt đầu xuất hiện từ tháng 6 và bùng phát mạnh từ đầu tháng 7.
Thêm vào đó, ý thức chấp hành pháp luật và các quy định của Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân tham gia sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè chưa tốt. Người sản xuất chạy theo lợi nhuận trước mắt mà không nghĩ đến tác hại lâu dài làm ảnh hưởng đến thương hiệu, đầu ra sản phẩm chè…
Cũng theo ông Lai, hiện Tuyên Quang đã lập biên bản và đang tạm giữ hơn 2 tấn chè của một số thương lái nghi là “chè bẩn” đưa đi kiểm tra. Nếu kết quả xác định chè không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, tỉnh sẽ có hình thực xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Tỉnh Tuyên Quang hiện có 7.901ha chè, 3 doanh nghiệp cổ phẩn, 3 hợp tác xã, 8 công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất kinh doanh chè./.
Bản báo cáo của Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cũng xác định qua kiểm tra các hộ dân và cơ sở chế biến chè tại các xã thuộc huyện Hàm Yên và Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang không còn tình trạng sản xuất “chè bẩn.”
Cũng theo báo cáo của Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, nguyên nhân có tình trạng chế biến “chè bẩn” ở Tuyên Quang là do tư thương và đầu mối thu gom hàng đến đặt hàng và hướng dẫn các hộ dân cách chế biến “chè bẩn.”
Sự việc bắt đầu xuất hiện từ tháng 6 và bùng phát mạnh từ đầu tháng 7.
Thêm vào đó, ý thức chấp hành pháp luật và các quy định của Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân tham gia sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè chưa tốt. Người sản xuất chạy theo lợi nhuận trước mắt mà không nghĩ đến tác hại lâu dài làm ảnh hưởng đến thương hiệu, đầu ra sản phẩm chè…
Cũng theo ông Lai, hiện Tuyên Quang đã lập biên bản và đang tạm giữ hơn 2 tấn chè của một số thương lái nghi là “chè bẩn” đưa đi kiểm tra. Nếu kết quả xác định chè không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, tỉnh sẽ có hình thực xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Tỉnh Tuyên Quang hiện có 7.901ha chè, 3 doanh nghiệp cổ phẩn, 3 hợp tác xã, 8 công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất kinh doanh chè./.
Vũ Quang Đán (TTXVN/Vietnam+)