Sáng lập viên Facebook Mark Zuckerberg sẽ tiếp tục duy trì bàn tay thép lên mạng xã hội này, dù công ty đã lên sàn chứng khoán.
Hồ sơ đăng ký niêm yết của Facebook cho thấy Zuckerberg sở hữu 28,2% cổ phiếu trong công ty. Với việc Facebook được định giá 100 tỷ USD, số cổ phiếu sẽ khiến Zuckerberg sở hữu chừng 28 tỷ USD.
Điều quan trọng nhất là Zuckerberg, - chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Facebook - kiểm soát tới 57% cổ phiếu có khả năng bầu bán các vị trí trong công ty, sau khi nhiều cổ đông trao cho anh quyền lợi bỏ phiếu của họ.
Facebook thông báo: "Zuckerberg sẽ có thể kiểm soát hiệu quả mọi vấn đề được trình lên trước các cổ đông để lấy ý kiến, cũng như các vấn đề về đường hướng phát triển và quản lý chung ở công ty chúng tôi." Công ty cũng công bố cụ thể rằng: "Zuckerberg vẫn sẽ ra quyết định về việc lựa chọn các giám đốc, cũng như bất kỳ hoạt động sáp nhập, buôn bán một phần hoặc toàn bộ tài sản công ty."
Facebook không bị yêu cầu phải có đa số các giám đốc độc lập trong ban lãnh đạo và Zuckerberg sẽ vẫn quyết định số phận của công ty ngay cả khi đã qua đời.
Theo Facebook, trong trường hợp Zuckerberg qua đời khi đang kiểm soát công ty, quyền kiểm soát sẽ được chuyển cho một cá nhân hoặc tổ chức mà ông chọn là người kế nhiệm.
Công ty cũng cho biết do Zuckerberg nắm lượng lớn cổ phiếu có quyền bầu bán nên ông có thể bỏ phiếu dựa theo lợi ích của riêng mình, dù lợi ích này không phải lúc nào cũng phù hợp với đại đa số cổ đông.
Lou Kerner, một nhà phân tích mạng xã hội tại trang secondshares.com nói rằng các cổ đông tiềm năng không phải lo sợ trước việc Zuckerberg vẫn kiểm soát chặt Facebook. Kerner nói: "Cổ đông chỉ cần lên tiếng nếu có gì đó sai sót xuất hiện. Tốc độ đổi mới đang diễn ra ở Facebook thật sự khó có sự so sánh. Và nó diễn ra bởi công ty đang được lèo lái bởi một chàng trai 27 tuổi tài năng. Các quản trị viên thông minh nhất muốn duy trì quyền kiểm soát. Họ tập hợp xung quanh mình những con người tài năng và họ sẽ không đẩy bản thân vào chỗ rủi ro bằng cách cho đi quyền bầu bán trong công ty."
Năm 2008, Zuckerberg đã mời một nhà điều hành hàng đầu của Google là Sheryl Sandberg về làm phụ trách điều hành hoạt động cho họ. Nhưng Zuckerberg vẫn nắm chắc quyền quản lý công ty. Ngoài ra anh còn được sự giúp đỡ của các đồng minh nằm trong ban lãnh đạo 7 người của Facebook, gồm 3 người do anh lựa chọn là sáng lập viên Netscape Marc Andreessen, giám đốc điều hành Netflix Reed Hastings và chủ tịch kiêm giám đốc điều hành tờ Washington Post Donald Graham./.
Hồ sơ đăng ký niêm yết của Facebook cho thấy Zuckerberg sở hữu 28,2% cổ phiếu trong công ty. Với việc Facebook được định giá 100 tỷ USD, số cổ phiếu sẽ khiến Zuckerberg sở hữu chừng 28 tỷ USD.
Điều quan trọng nhất là Zuckerberg, - chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Facebook - kiểm soát tới 57% cổ phiếu có khả năng bầu bán các vị trí trong công ty, sau khi nhiều cổ đông trao cho anh quyền lợi bỏ phiếu của họ.
Facebook thông báo: "Zuckerberg sẽ có thể kiểm soát hiệu quả mọi vấn đề được trình lên trước các cổ đông để lấy ý kiến, cũng như các vấn đề về đường hướng phát triển và quản lý chung ở công ty chúng tôi." Công ty cũng công bố cụ thể rằng: "Zuckerberg vẫn sẽ ra quyết định về việc lựa chọn các giám đốc, cũng như bất kỳ hoạt động sáp nhập, buôn bán một phần hoặc toàn bộ tài sản công ty."
Facebook không bị yêu cầu phải có đa số các giám đốc độc lập trong ban lãnh đạo và Zuckerberg sẽ vẫn quyết định số phận của công ty ngay cả khi đã qua đời.
Theo Facebook, trong trường hợp Zuckerberg qua đời khi đang kiểm soát công ty, quyền kiểm soát sẽ được chuyển cho một cá nhân hoặc tổ chức mà ông chọn là người kế nhiệm.
Công ty cũng cho biết do Zuckerberg nắm lượng lớn cổ phiếu có quyền bầu bán nên ông có thể bỏ phiếu dựa theo lợi ích của riêng mình, dù lợi ích này không phải lúc nào cũng phù hợp với đại đa số cổ đông.
Lou Kerner, một nhà phân tích mạng xã hội tại trang secondshares.com nói rằng các cổ đông tiềm năng không phải lo sợ trước việc Zuckerberg vẫn kiểm soát chặt Facebook. Kerner nói: "Cổ đông chỉ cần lên tiếng nếu có gì đó sai sót xuất hiện. Tốc độ đổi mới đang diễn ra ở Facebook thật sự khó có sự so sánh. Và nó diễn ra bởi công ty đang được lèo lái bởi một chàng trai 27 tuổi tài năng. Các quản trị viên thông minh nhất muốn duy trì quyền kiểm soát. Họ tập hợp xung quanh mình những con người tài năng và họ sẽ không đẩy bản thân vào chỗ rủi ro bằng cách cho đi quyền bầu bán trong công ty."
Năm 2008, Zuckerberg đã mời một nhà điều hành hàng đầu của Google là Sheryl Sandberg về làm phụ trách điều hành hoạt động cho họ. Nhưng Zuckerberg vẫn nắm chắc quyền quản lý công ty. Ngoài ra anh còn được sự giúp đỡ của các đồng minh nằm trong ban lãnh đạo 7 người của Facebook, gồm 3 người do anh lựa chọn là sáng lập viên Netscape Marc Andreessen, giám đốc điều hành Netflix Reed Hastings và chủ tịch kiêm giám đốc điều hành tờ Washington Post Donald Graham./.
Gia Bảo (Vietnam+)