Vốn được dùng trong các vụ trả thù cá nhân hoặc tranh chấp làm ăn, trong một thập kỷ qua, tấn công bằng axít đang ngày càng được sử dụng như một vũ khí phục vụ cho nhiều mục đích trả đũa khác nhau ở Uganda.
Bên ngoài khoa bỏng bệnh viện Mulago ở Kampala của Uganda, Darlison Kobusingye khẽ chỉnh lại chiếc khăn trùm đầu mà cô dùng để che đi những mảng sẹo kinh khủng nhất nằm ở bên phải mặt.
Cô là một trong những nạn nhân mới nhất của các vụ tấn công bằng axít ở Uganda, nơi những tên tội phạm đã sử dụng thứ chất lỏng rẻ tiền này như một công cụ để trả thù.
Chồng cô - Joseph là một quan chức địa phương, đang nằm điều trị trong căn phòng đã chật kín với người quấn đầy băng. Anh đang chật vật phục hồi sau khi cả hai vợ chồng bị kẻ xấu tấn công hồi tháng trước.
"Chúng tôi đang ngồi bên ngoài một cửa hàng nhỏ của mình thì một kẻ tấn công xuất hiện, dội axít lên người chúng tôi rồi biến mất," Kobusingye, 24 tuổi, cho biết.
Dù cảnh sát hiện chưa bắt được ai, Kobusingye tin rằng người vợ cũ của chồng là thủ phạm đứng sau vụ tấn công. "Chúng tôi đã nghe về những vụ tấn công kiểu này trên báo chí, nhưng trong làng chúng tôi chưa từng có việc như vậy xảy ra," cô cho biết.
Các bác sỹ ở Mulago nói rằng số vụ bị tấn công đã tăng hơn gấp đôi trong dịp nghỉ lễ hồi tháng 12 và báo chí địa phương cũng thông báo rằng có hơn 40 nạn nhân đã được đưa tới các bệnh viện ở Kampala.
Các nhà xã hội học tin rằng sự tăng lên của các vụ tấn công kiểu này là do sự suy sụp của hệ thống cảnh sát hoặc tòa án, vốn giúp xử lý tranh chấp. Ngoài ra, cấu trúc gia đình truyền thống cũng sụp đổ, khi nhiều người đổ ra thành phố để kiếm sống.
Giáo sư xã hội học Peter Atekyezera ở đại học Makerere tại Kampala đánh giá: "Sự dịch chuyển xa khỏi các giá trị truyền thống và sự bất lực của chính quyền đang ảnh hưởng tới cách thức con người phản ứng lại với các vấn đề và tranh chấp mà họ phải đối mặt."
Axít dùng trong các vụ tấn công thường rất dễ mua tại những nơi như trạm xăng, chưa kể tới lượng axít có trong các bình ắcquy xe đã qua sử dụng.
Theo Prudence Komujinya - từng bị tạt axít và là người đồng sáng lập quỹ Những người sống sót sau vụ tấn công axít Uganda, mỗi vụ tấn công đều có tác động sâu sắc lên cuộc đời của nạn nhân. Nó thực sự mang tới những thách thức về thể xác, xã hội, kinh tế và tâm lý, bởi người sống sót với các biến dạng trên cơ thể thường bị xã hội kỳ thị.
Cô cho biết dù cảnh sát và hệ thống pháp luật đã bắt đầu xử lý tốt hơn những vụ tạt axít, luật quản lý thứ chất lỏng nguy hiểm này vẫn còn lỏng lẻo nên việc chống nạn tạt axít cho kết quả không cao.
Với các nạn nhân đang vật lộn với những vết bỏng axít ở bệnh viện Mulago, Komujinya nói rằng ngay cả khi có sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè, họ vẫn còn phải trải qua một chặng đường rất dài để xây dựng lại cuộc đời. "Hành trình đó sẽ kéo dài cả đời" - cô nói./.
Bên ngoài khoa bỏng bệnh viện Mulago ở Kampala của Uganda, Darlison Kobusingye khẽ chỉnh lại chiếc khăn trùm đầu mà cô dùng để che đi những mảng sẹo kinh khủng nhất nằm ở bên phải mặt.
Cô là một trong những nạn nhân mới nhất của các vụ tấn công bằng axít ở Uganda, nơi những tên tội phạm đã sử dụng thứ chất lỏng rẻ tiền này như một công cụ để trả thù.
Chồng cô - Joseph là một quan chức địa phương, đang nằm điều trị trong căn phòng đã chật kín với người quấn đầy băng. Anh đang chật vật phục hồi sau khi cả hai vợ chồng bị kẻ xấu tấn công hồi tháng trước.
"Chúng tôi đang ngồi bên ngoài một cửa hàng nhỏ của mình thì một kẻ tấn công xuất hiện, dội axít lên người chúng tôi rồi biến mất," Kobusingye, 24 tuổi, cho biết.
Dù cảnh sát hiện chưa bắt được ai, Kobusingye tin rằng người vợ cũ của chồng là thủ phạm đứng sau vụ tấn công. "Chúng tôi đã nghe về những vụ tấn công kiểu này trên báo chí, nhưng trong làng chúng tôi chưa từng có việc như vậy xảy ra," cô cho biết.
Các bác sỹ ở Mulago nói rằng số vụ bị tấn công đã tăng hơn gấp đôi trong dịp nghỉ lễ hồi tháng 12 và báo chí địa phương cũng thông báo rằng có hơn 40 nạn nhân đã được đưa tới các bệnh viện ở Kampala.
Các nhà xã hội học tin rằng sự tăng lên của các vụ tấn công kiểu này là do sự suy sụp của hệ thống cảnh sát hoặc tòa án, vốn giúp xử lý tranh chấp. Ngoài ra, cấu trúc gia đình truyền thống cũng sụp đổ, khi nhiều người đổ ra thành phố để kiếm sống.
Giáo sư xã hội học Peter Atekyezera ở đại học Makerere tại Kampala đánh giá: "Sự dịch chuyển xa khỏi các giá trị truyền thống và sự bất lực của chính quyền đang ảnh hưởng tới cách thức con người phản ứng lại với các vấn đề và tranh chấp mà họ phải đối mặt."
Axít dùng trong các vụ tấn công thường rất dễ mua tại những nơi như trạm xăng, chưa kể tới lượng axít có trong các bình ắcquy xe đã qua sử dụng.
Theo Prudence Komujinya - từng bị tạt axít và là người đồng sáng lập quỹ Những người sống sót sau vụ tấn công axít Uganda, mỗi vụ tấn công đều có tác động sâu sắc lên cuộc đời của nạn nhân. Nó thực sự mang tới những thách thức về thể xác, xã hội, kinh tế và tâm lý, bởi người sống sót với các biến dạng trên cơ thể thường bị xã hội kỳ thị.
Cô cho biết dù cảnh sát và hệ thống pháp luật đã bắt đầu xử lý tốt hơn những vụ tạt axít, luật quản lý thứ chất lỏng nguy hiểm này vẫn còn lỏng lẻo nên việc chống nạn tạt axít cho kết quả không cao.
Với các nạn nhân đang vật lộn với những vết bỏng axít ở bệnh viện Mulago, Komujinya nói rằng ngay cả khi có sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè, họ vẫn còn phải trải qua một chặng đường rất dài để xây dựng lại cuộc đời. "Hành trình đó sẽ kéo dài cả đời" - cô nói./.
Gia Bảo (Vietnam+)