Mặc dù kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Ukraine vòng hai tổ chức ngày 7/2 vừa qua vẫn chưa chính thức được công bố, nhưng theo kết quả sơ bộ sau khi kiểm xong 100% số phiếu, ứng cử viên Viktor Yanukovych đã giành chiến thắng trước đương kim Thủ tướng Yulia Tymoshenko với khoảng cách sít sao 3,58%.
Tuy nhiên, bà Tymoshenko tuyên bố sẽ “không bao giờ” công nhận chiến thắng “không trung thực” này của ông Yanukovych và sẽ làm tất cả những gì có thể để yêu cầu Tòa án tối cao hủy bỏ kết quả bầu cử và tiến hành bỏ phiếu vòng ba.
Liệu "bà đầm Thép" phương Đông có đủ khả năng để kêu gọi dân chúng xuống đường tạo nên một “cuộc cách mạng Cam mới” mạnh mẽ hơn, với qui mô chưa từng có, như bà đã từng cam kết?
Lịch sử khó lặp lại
Cách đây 5 năm, cũng bằng “chiến thuật” tố cáo đối thủ của mình gian lận trong bầu cử, Thủ tướng Tymoshenko và Tổng thống Viktor Yushchenko được sự trợ giúp đắc lực của phương Tây, đã huy động được hàng trăm nghìn người dân Ukraine xuống đường biểu tình tạo nên cái gọi là “cách mạng Cam” và “nẫng” mất chiến thắng của ông Yanukovych trong vòng hai cuộc bầu cử Tổng thống Ukraine năm 2004-2005.
Và giờ đây, khi hứng chịu thất bại trong cuộc bầu cử lần này, bà Tymoshenko lại một lần nữa có ý định sử dụng chiến thuật cũ hòng lật ngược tình thế.
Tuy nhiên, đa số các nhà quan sát cho rằng trong bối cảnh hiện nay, khi mà người dân Ukraine đã quá thất vọng với "thành quả" mà những người hùng "cách mạng Cam" tạo dựng trong suốt 5 năm qua, cũng như việc các nhà quan sát viên quốc tế, trong đó có các nước phương Tây, công nhận cuộc bầu cử tổng thống Ukraine vòng hai là "dân chủ và đáp ứng mọi tiêu chuẩn quốc tế", thì bà Tymoshenko khó có thể có đủ các nguồn lực để một lần nữa làm nên "lịch sử".
Với tư cách là Thủ tướng, "Nữ hoàng Cam" phải chịu một phần trách nhiệm về thực trạng hiện nay của Ukraine. Trong 5 năm qua, Ukraine luôn ở trong tình trạng bất ổn do sự đối đầu gay gắt giữa hai "chiến hữu" trong cuộc "cách mạng Cam" - Tổng thống Yushchenko và Thủ tướng Tymoshenko.
Nạn tham nhũng hoành hành, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao do nền kinh tế của nước này bị ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Trong năm 2009, đồng nội tệ Ukraine đã mất giá tới 60%, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm 17%. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã phải cung cấp 16,4 tỷ USD cho Ukraine và trong số này, IMF đã giải ngân được 10,6 tỷ USD.
Nếu không được IMF hỗ trợ, Ukraine có thể đã bị phá sản. Trong bối cảnh như vậy, ít ai nghĩ rằng một cuộc "cách mạng Cam" mới có thể diễn trên đất nước Ukraine.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng Thủ tướng Tymoshenko sẽ khó có thể cam chịu thất bại, bởi vì đó là hành động có thể "kết liễu" sinh mệnh chính trị của bà. Do đó, "bà đầm Thép" phương Đông sẽ tiến hành "cuộc chiến" khốc liệt nhằm duy trì vị thế của mình trên vũ đài chính trị Ukraine.
Đối đầu hay thỏa hiệp?
Các nhà phân tích cho rằng mặc dù, ông Yanukovych luôn coi bà Tymoshenko là kẻ thù "không đội trời chung", nhưng do giành được số phiếu ủng hộ không quá bán cũng như việc đảng "Các khu vực" (PR) của ông không chiếm đa số trong Quốc hội, vì thế ông Yanukovych sẽ phải thỏa hiệp với bà Tymoshenko.
Do PR không có cùng "lý tưởng" với phái đại biểu "Ukraine của chúng ta" thân Tổng thống Yushchenko nên đảng này không thể đứng ra thành lập phe đa số mới trong Quốc hội.
Do vậy, nếu không có sự thoả hiệp với phe ủng hộ Thủ tướng Tymoshenko, mọi quyết định của tổng thống sẽ bị phe này phong tỏa và khi đó ông Yanukovych sẽ trở thành vị tổng thống không có thực quyền.
Tuy nhiên, ông Yanukovych có thể sẽ kêu gọi tổ chức bầu cử Quốc hội sớm. Thế nhưng, việc tổ chức bầu cử Quốc hội trước thời hạn sẽ khiến thời gian thành lập chính phủ mới sẽ bị kéo dài.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc IMF sẽ trì hoãn nối lại việc cho Ukraine vay tiền. Hơn nữa, theo các nhà phân tích, Ukraine đã bị chia rẽ sau cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, vì thế tân Tổng thống phải tránh đẩy bà Tymoshenko vào "bước đường cùng".
Chính sách đối ngoại của Ukraine sẽ thay đổi
Nếu như trong chính sách đối nội, tân Tổng thống Ukraine sẽ bị "trói tay buộc chân", thì khi thực hiện chính sách đối ngoại, ông lại được toàn quyền quyết định.
Việc ông Yanukovych, một chính khách được coi là thân Nga, đắc cử Tổng thống Ukraine sẽ kéo theo sự thay đổi đáng kể trong chính sách bài Nga và ngả theo phương Tây do Tổng thống Yushchenko khởi xướng.
Ông Yanukovych sẽ nhanh chóng cải thiện mối quan hệ với Mátxcơva, vốn tích tụ nhiều bất đồng trong những năm qua, trong khi vẫn không cố tình "chọc tức" phương Tây. Ukraine dưới thời ông Yanukovych rất có thể có vị thế mới trong khuôn khổ Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Cộng đồng kinh tế Á-Âu...
Trong quan hệ với các nước phương Tây, ông Yanukovych cũng giữ lập trường trung lập; một mặt phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), mặt khác dự định tiếp tục hợp tác có giới hạn như hiện nay với liên minh quân sự lớn nhất hành tinh này.
Về vấn đề Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu (EU), ông Yanukovych cho rằng đây chưa phải là thời điểm thích hợp, nhưng cam kết sẽ tiến hành đàm phán ký kết hiệp định miễn thị thực với EU.
Các nhà phân tích chính trị quốc tế cho rằng tương lai nào cho Ukraine - sớm thoát khỏi hay tiếp tục lún sâu vào khủng hoảng kinh tế và chính trị - tùy thuộc vào việc ông Yanukovych và bà Tymoshenko có tìm được các giải pháp nhượng bộ lẫn nhau hay không./.
Tuy nhiên, bà Tymoshenko tuyên bố sẽ “không bao giờ” công nhận chiến thắng “không trung thực” này của ông Yanukovych và sẽ làm tất cả những gì có thể để yêu cầu Tòa án tối cao hủy bỏ kết quả bầu cử và tiến hành bỏ phiếu vòng ba.
Liệu "bà đầm Thép" phương Đông có đủ khả năng để kêu gọi dân chúng xuống đường tạo nên một “cuộc cách mạng Cam mới” mạnh mẽ hơn, với qui mô chưa từng có, như bà đã từng cam kết?
Lịch sử khó lặp lại
Cách đây 5 năm, cũng bằng “chiến thuật” tố cáo đối thủ của mình gian lận trong bầu cử, Thủ tướng Tymoshenko và Tổng thống Viktor Yushchenko được sự trợ giúp đắc lực của phương Tây, đã huy động được hàng trăm nghìn người dân Ukraine xuống đường biểu tình tạo nên cái gọi là “cách mạng Cam” và “nẫng” mất chiến thắng của ông Yanukovych trong vòng hai cuộc bầu cử Tổng thống Ukraine năm 2004-2005.
Và giờ đây, khi hứng chịu thất bại trong cuộc bầu cử lần này, bà Tymoshenko lại một lần nữa có ý định sử dụng chiến thuật cũ hòng lật ngược tình thế.
Tuy nhiên, đa số các nhà quan sát cho rằng trong bối cảnh hiện nay, khi mà người dân Ukraine đã quá thất vọng với "thành quả" mà những người hùng "cách mạng Cam" tạo dựng trong suốt 5 năm qua, cũng như việc các nhà quan sát viên quốc tế, trong đó có các nước phương Tây, công nhận cuộc bầu cử tổng thống Ukraine vòng hai là "dân chủ và đáp ứng mọi tiêu chuẩn quốc tế", thì bà Tymoshenko khó có thể có đủ các nguồn lực để một lần nữa làm nên "lịch sử".
Với tư cách là Thủ tướng, "Nữ hoàng Cam" phải chịu một phần trách nhiệm về thực trạng hiện nay của Ukraine. Trong 5 năm qua, Ukraine luôn ở trong tình trạng bất ổn do sự đối đầu gay gắt giữa hai "chiến hữu" trong cuộc "cách mạng Cam" - Tổng thống Yushchenko và Thủ tướng Tymoshenko.
Nạn tham nhũng hoành hành, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao do nền kinh tế của nước này bị ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Trong năm 2009, đồng nội tệ Ukraine đã mất giá tới 60%, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm 17%. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã phải cung cấp 16,4 tỷ USD cho Ukraine và trong số này, IMF đã giải ngân được 10,6 tỷ USD.
Nếu không được IMF hỗ trợ, Ukraine có thể đã bị phá sản. Trong bối cảnh như vậy, ít ai nghĩ rằng một cuộc "cách mạng Cam" mới có thể diễn trên đất nước Ukraine.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng Thủ tướng Tymoshenko sẽ khó có thể cam chịu thất bại, bởi vì đó là hành động có thể "kết liễu" sinh mệnh chính trị của bà. Do đó, "bà đầm Thép" phương Đông sẽ tiến hành "cuộc chiến" khốc liệt nhằm duy trì vị thế của mình trên vũ đài chính trị Ukraine.
Đối đầu hay thỏa hiệp?
Các nhà phân tích cho rằng mặc dù, ông Yanukovych luôn coi bà Tymoshenko là kẻ thù "không đội trời chung", nhưng do giành được số phiếu ủng hộ không quá bán cũng như việc đảng "Các khu vực" (PR) của ông không chiếm đa số trong Quốc hội, vì thế ông Yanukovych sẽ phải thỏa hiệp với bà Tymoshenko.
Do PR không có cùng "lý tưởng" với phái đại biểu "Ukraine của chúng ta" thân Tổng thống Yushchenko nên đảng này không thể đứng ra thành lập phe đa số mới trong Quốc hội.
Do vậy, nếu không có sự thoả hiệp với phe ủng hộ Thủ tướng Tymoshenko, mọi quyết định của tổng thống sẽ bị phe này phong tỏa và khi đó ông Yanukovych sẽ trở thành vị tổng thống không có thực quyền.
Tuy nhiên, ông Yanukovych có thể sẽ kêu gọi tổ chức bầu cử Quốc hội sớm. Thế nhưng, việc tổ chức bầu cử Quốc hội trước thời hạn sẽ khiến thời gian thành lập chính phủ mới sẽ bị kéo dài.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc IMF sẽ trì hoãn nối lại việc cho Ukraine vay tiền. Hơn nữa, theo các nhà phân tích, Ukraine đã bị chia rẽ sau cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, vì thế tân Tổng thống phải tránh đẩy bà Tymoshenko vào "bước đường cùng".
Chính sách đối ngoại của Ukraine sẽ thay đổi
Nếu như trong chính sách đối nội, tân Tổng thống Ukraine sẽ bị "trói tay buộc chân", thì khi thực hiện chính sách đối ngoại, ông lại được toàn quyền quyết định.
Việc ông Yanukovych, một chính khách được coi là thân Nga, đắc cử Tổng thống Ukraine sẽ kéo theo sự thay đổi đáng kể trong chính sách bài Nga và ngả theo phương Tây do Tổng thống Yushchenko khởi xướng.
Ông Yanukovych sẽ nhanh chóng cải thiện mối quan hệ với Mátxcơva, vốn tích tụ nhiều bất đồng trong những năm qua, trong khi vẫn không cố tình "chọc tức" phương Tây. Ukraine dưới thời ông Yanukovych rất có thể có vị thế mới trong khuôn khổ Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Cộng đồng kinh tế Á-Âu...
Trong quan hệ với các nước phương Tây, ông Yanukovych cũng giữ lập trường trung lập; một mặt phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), mặt khác dự định tiếp tục hợp tác có giới hạn như hiện nay với liên minh quân sự lớn nhất hành tinh này.
Về vấn đề Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu (EU), ông Yanukovych cho rằng đây chưa phải là thời điểm thích hợp, nhưng cam kết sẽ tiến hành đàm phán ký kết hiệp định miễn thị thực với EU.
Các nhà phân tích chính trị quốc tế cho rằng tương lai nào cho Ukraine - sớm thoát khỏi hay tiếp tục lún sâu vào khủng hoảng kinh tế và chính trị - tùy thuộc vào việc ông Yanukovych và bà Tymoshenko có tìm được các giải pháp nhượng bộ lẫn nhau hay không./.
Dương Trí (Vietnam+)