Ngày 27/9, tại thủ đô Astana của Kazakhstan, Ủy ban Liên hợp quốc về kinh tế xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (UNESCAP) đã tổ chức Hội nghị các bộ trưởng khu vực lần thứ sáu về môi trường và phát triển nhằm thúc đẩy lộ trình tăng trưởng xanh.
Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc về môi trường và phát triển của UNESCAP Rae Kwon Chung nhấn mạnh tăng trưởng xanh đang mở ra cơ hội để các nước đang phát triển và đang nổi lên có thể phát triển nhảy vọt từ “bẫy” phát triển “ô nhiễm trước, khắc phục hậu quả sau” sang mô hình phát triển bền vững, toàn diện, hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường.
Đường lối tăng trưởng xanh là chiến lược căn bản để tiếp tục thúc đẩy toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương tăng trưởng bền vững và có thể vượt qua ba thách thức gây khủng hoảng về kinh tế, nguồn lực và môi trường. Chiến lược này có thể được thực hiện thông qua các chương trình xuyên biên giới và cấp khu vực để hài hòa các thực tế phát triển và môi trường trong toàn khu vực.
Thư ký chấp hành UNESCAP Noeleen Heyzer cho biết hội nghị sẽ thúc giục các nước trong khu vực cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế thông qua đối phó một cách hiệu quả những thách thức môi trường và phát triển.
Theo các nghiên cứu và chính sách của Liên hợp quốc và UNESCAP, tăng trưởng xanh đòi hỏi phải chuyển đổi căn bản cơ cấu kinh tế thông thường để có thể vượt qua các thách thức kinh tế, xã hội và môi trường để đạt hiệu quả kinh tế bền vững.
Các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy mặc dù khu vực này đang dẫn đầu thế giới vượt qua khủng hoảng nhưng vẫn rất cần thúc đẩy tiến trình hòa nhập kinh tế và đạt tiến bộ về bảo vệ môi trường, cân bằng giữa nhu cầu tăng trưởng và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Các nước Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines… cần thúc đẩy lộ trình xây dựng thị trường dựa trên tri thức và đổi mới trong khi Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar… cần được tạo thuận lợi để thúc đẩy hoạt động thương mại./.
Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc về môi trường và phát triển của UNESCAP Rae Kwon Chung nhấn mạnh tăng trưởng xanh đang mở ra cơ hội để các nước đang phát triển và đang nổi lên có thể phát triển nhảy vọt từ “bẫy” phát triển “ô nhiễm trước, khắc phục hậu quả sau” sang mô hình phát triển bền vững, toàn diện, hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường.
Đường lối tăng trưởng xanh là chiến lược căn bản để tiếp tục thúc đẩy toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương tăng trưởng bền vững và có thể vượt qua ba thách thức gây khủng hoảng về kinh tế, nguồn lực và môi trường. Chiến lược này có thể được thực hiện thông qua các chương trình xuyên biên giới và cấp khu vực để hài hòa các thực tế phát triển và môi trường trong toàn khu vực.
Thư ký chấp hành UNESCAP Noeleen Heyzer cho biết hội nghị sẽ thúc giục các nước trong khu vực cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế thông qua đối phó một cách hiệu quả những thách thức môi trường và phát triển.
Theo các nghiên cứu và chính sách của Liên hợp quốc và UNESCAP, tăng trưởng xanh đòi hỏi phải chuyển đổi căn bản cơ cấu kinh tế thông thường để có thể vượt qua các thách thức kinh tế, xã hội và môi trường để đạt hiệu quả kinh tế bền vững.
Các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy mặc dù khu vực này đang dẫn đầu thế giới vượt qua khủng hoảng nhưng vẫn rất cần thúc đẩy tiến trình hòa nhập kinh tế và đạt tiến bộ về bảo vệ môi trường, cân bằng giữa nhu cầu tăng trưởng và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Các nước Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines… cần thúc đẩy lộ trình xây dựng thị trường dựa trên tri thức và đổi mới trong khi Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar… cần được tạo thuận lợi để thúc đẩy hoạt động thương mại./.
(TTXVN/Vietnam+)