Liên đoàn Lúa gạo Mỹ (USA Rice) vừa lên tiếng hối thúc Chính phủ Mỹ dỡ bỏ các biện pháp hạn chế thương mại với Cuba nhằm giúp vực dậy hoạt động xuất khẩu gạo và cải thiện tình hình kinh tế và việc làm ở nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Trong bản tin phát ngày 3/6, tổ chức này khẳng định: “USA Rice ủng hộ mạnh mẽ việc dỡ bỏ các đạo luật và quy định hạn chế thương mại trực tiếp với Cuba, làm rõ ý định của Quốc hội Mỹ về việc hợp pháp hóa hoạt động xuất khẩu nông sản sang Cuba, và tự do hóa việc cấp phép đi lại và các nguyên tắc thanh toán liên quan tới việc xuất khẩu nông sản của Mỹ sang Cuba.”
Năm 2004, Mỹ xuất khẩu khoảng 176.000 tấn gạo sang Cuba, chiếm khoảng 27% kim ngạch nhập khẩu gạo trong năm đó của quốc đảo Carribe này.
Tuy nhiên, khối lượng xuất khẩu gạo của Mỹ sang Cuba đã giảm còn 13.000 tấn trong năm 2008. Kể từ năm 2009, Mỹ không còn xuất khẩu gạo sang Cuba nữa. Điều này đã tác động tiêu cực tới nền kinh tế và thị trường việc làm ở Mỹ.
USA Rice cho rằng cách diễn giải của Bộ Tài chính Mỹ hồi năm 2005 về Đạo luật cải tổ các biện pháp cấm vận thương mại và tăng cường xuất khẩu (TSREEA), trong đó yêu cầu phải thanh toán qua ngân hàng của một nước thứ 3 trước khi giao hàng, là một nhân tố khiến lượng gạo xuất khẩu của Mỹ sang Cuba tụt giảm mạnh như vậy.
USA Rice khẳng định mặc dù Chính phủ Cuba đã thực hiện nhiều biện pháp để tăng sản lượng lương thực nhưng nhu cầu nhập khẩu lương thực của quốc đảo này vẫn rất lớn. Đây là cơ hội lớn cho những người sản xuất nông sản ở Mỹ.
Để tận dụng cơ hội đó, USA Rice cho rằng Chính phủ Mỹ cần phải thực hiện các biện pháp tự do hóa hoạt động buôn bán gạo với Cuba để khôi phục hoạt động xuất khẩu gạo sang Cuba.
USA Rice nhấn mạnh “cần phải có sự thay đổi trong chính sách của Mỹ liên quan tới hoạt động thương mại và quan hệ thương mại với Cuba.”
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Cuba hiện chỉ sản xuất được khoảng 350.000 tấn gạo/năm và phải nhập khẩu khoảng 450.000 tấn gạo để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước./.
Trong bản tin phát ngày 3/6, tổ chức này khẳng định: “USA Rice ủng hộ mạnh mẽ việc dỡ bỏ các đạo luật và quy định hạn chế thương mại trực tiếp với Cuba, làm rõ ý định của Quốc hội Mỹ về việc hợp pháp hóa hoạt động xuất khẩu nông sản sang Cuba, và tự do hóa việc cấp phép đi lại và các nguyên tắc thanh toán liên quan tới việc xuất khẩu nông sản của Mỹ sang Cuba.”
Năm 2004, Mỹ xuất khẩu khoảng 176.000 tấn gạo sang Cuba, chiếm khoảng 27% kim ngạch nhập khẩu gạo trong năm đó của quốc đảo Carribe này.
Tuy nhiên, khối lượng xuất khẩu gạo của Mỹ sang Cuba đã giảm còn 13.000 tấn trong năm 2008. Kể từ năm 2009, Mỹ không còn xuất khẩu gạo sang Cuba nữa. Điều này đã tác động tiêu cực tới nền kinh tế và thị trường việc làm ở Mỹ.
USA Rice cho rằng cách diễn giải của Bộ Tài chính Mỹ hồi năm 2005 về Đạo luật cải tổ các biện pháp cấm vận thương mại và tăng cường xuất khẩu (TSREEA), trong đó yêu cầu phải thanh toán qua ngân hàng của một nước thứ 3 trước khi giao hàng, là một nhân tố khiến lượng gạo xuất khẩu của Mỹ sang Cuba tụt giảm mạnh như vậy.
USA Rice khẳng định mặc dù Chính phủ Cuba đã thực hiện nhiều biện pháp để tăng sản lượng lương thực nhưng nhu cầu nhập khẩu lương thực của quốc đảo này vẫn rất lớn. Đây là cơ hội lớn cho những người sản xuất nông sản ở Mỹ.
Để tận dụng cơ hội đó, USA Rice cho rằng Chính phủ Mỹ cần phải thực hiện các biện pháp tự do hóa hoạt động buôn bán gạo với Cuba để khôi phục hoạt động xuất khẩu gạo sang Cuba.
USA Rice nhấn mạnh “cần phải có sự thay đổi trong chính sách của Mỹ liên quan tới hoạt động thương mại và quan hệ thương mại với Cuba.”
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Cuba hiện chỉ sản xuất được khoảng 350.000 tấn gạo/năm và phải nhập khẩu khoảng 450.000 tấn gạo để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước./.
Thanh Tùng (TTXVN)