Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội họp phiên toàn thể

Tối 20 và 21/10, tại Hà Nội, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã tiến hành phiên họp toàn thể lần thứ 9.

Tối 20 và 21/10, tại Hà Nội, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã tiến hành phiên họp toàn thể lần thứ 9.

Phiên họp nhằm thảo luận và đóng góp ý kiến vào dự thảo báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện các hiệp định, hiệp ước về biên giới trên bộ giữa Việt Nam với Trung Quốc, Việt Nam với Campuchia; dự thảo báo cáo hoạt động đối ngoại năm 2008 và phương hướng năm 2009 của Quốc hội; dự thảo báo cáo hoạt động năm 2008 và phương hướng hoạt động năm 2009 của Ủy ban Đối ngoại; dự thảo báo cáo thẩm tra chính thức dự án Luật cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài; dự thảo báo cáo thẩm tra báo cáo tình hình công tác đối ngoại của Nhà nước năm 2008 và phương hướng hoạt động năm 2009.

Theo dự thảo báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện các hiệp định, hiệp ước về biên giới trên bộ giữa Việt Nam với Trung Quốc, Việt Nam với Campuchia, đến nay công tác phân giới cắm mốc trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc đã hoàn thành hơn 95% khối lượng công việc và hai bên đang quyết tâm hoàn thành trước cuối năm 2008. Qua giám sát tình hình thực tế và xem xét báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, Ủy ban Đối ngoại cũng nhận thấy, việc đưa ra điều chỉnh về thời hạn hoàn thành phân giới cắm mốc đối với tuyến biên giới Việt Nam-Campuchia vào năm 2012 là hợp lý. Cả hai tuyến biên giới được giữ vững và duy trì ổn định; đời sống kinh tế-xã hội các địa phương giáp biên đã được cải thiện; hoạt động giao thương qua các cửa khẩu đường bộ trên cả hai tuyến biên giới đều tăng đáng kể; kinh tế cửa khẩu trở thành nguồn thu đáng kể cho ngân sách các địa phương khu vực biên giới.

Thảo luận về dự thảo báo cáo hoạt động đối ngoại năm 2008 và phương hướng hoạt động đối ngoại năm 2009 của Quốc hội, đa số đại biểu nhất trí cho rằng, năm nay các hoạt động đối ngoại của Quốc hội được triển khai với tinh thần khẩn trương, rộng khắp và hiệu quả. Đến hết tháng 10/2008, Quốc hội đã cử 44 đoàn thăm, làm việc song phương với Quốc hội các nước; 13 đoàn đi dự các diễn đàn nghị viện đa phương; đón khoảng 40 đoàn đại biểu nghị viện các nước đến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Hoạt động đối ngoại đa dạng tại nhiều địa bàn khác nhau của Quốc hội đã góp phần tạo nên một hình ảnh Việt Nam đổi mới, hội nhập và sẵn sàng hợp tác quốc tế; tăng cường sự hiểu biết của bạn bè quốc tế về Việt Nam; thúc đẩy quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam với các nước; xác lập vị thế của Quốc hội Việt Nam trong nền ngoại giao nghị viện.

Về phương hướng công tác năm 2009, nhiều đại biểu cho rằng cần nâng cao hơn chất lượng và tính hiệu quả; hoạt động đối ngoại của Quốc hội cần phối hợp chặt chẽ với hoạt động ngoại giao của Chính phủ, hậu thuẫn và hỗ trợ thiết thực cho việc tăng cường quan hệ chính trị, thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với các nước.

Thảo luận về báo cáo thẩm tra Dự án Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, các đại biểu tiếp tục đóng góp ý kiến về một số vấn đề cụ thể như việc thành lập cơ quan đại diện, cơ cấu tổ chức, kinh phí hoạt động của cơ quan đại diện.

Trước thực tế là số lượng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tăng đáng kể, từ 55 cơ quan đại diện năm 1993 lên 84 cơ quan đại diện hiện nay và sắp tới có thể sẽ tăng thêm, các ý kiến cho rằng, cần quy định rõ trong dự thảo Luật về nguyên tắc, điều kiện thành lập cơ quan đại diện, chế độ kiêm nhiệm chức vụ ngoại giao… để có một quy trình hoàn thiện, thống nhất trong việc thành lập cơ quan đại diện, tránh tình trạng dàn trải, lãng phí./.

(TTXVN)

Tối 20 và 21/10, tại Hà Nội, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã tiến hành phiên họp toàn thể lần thứ 9.

Phiên họp nhằm thảo luận và đóng góp ý kiến vào dự thảo báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện các hiệp định, hiệp ước về biên giới trên bộ giữa Việt Nam với Trung Quốc, Việt Nam với Campuchia; dự thảo báo cáo hoạt động đối ngoại năm 2008 và phương hướng năm 2009 của Quốc hội; dự thảo báo cáo hoạt động năm 2008 và phương hướng hoạt động năm 2009 của Ủy ban Đối ngoại; dự thảo báo cáo thẩm tra chính thức dự án Luật cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài; dự thảo báo cáo thẩm tra báo cáo tình hình công tác đối ngoại của Nhà nước năm 2008 và phương hướng hoạt động năm 2009.

Theo dự thảo báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện các hiệp định, hiệp ước về biên giới trên bộ giữa Việt Nam với Trung Quốc, Việt Nam với Campuchia, đến nay công tác phân giới cắm mốc trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc đã hoàn thành hơn 95% khối lượng công việc và hai bên đang quyết tâm hoàn thành trước cuối năm 2008. Qua giám sát tình hình thực tế và xem xét báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, Ủy ban Đối ngoại cũng nhận thấy, việc đưa ra điều chỉnh về thời hạn hoàn thành phân giới cắm mốc đối với tuyến biên giới Việt Nam-Campuchia vào năm 2012 là hợp lý. Cả hai tuyến biên giới được giữ vững và duy trì ổn định; đời sống kinh tế-xã hội các địa phương giáp biên đã được cải thiện; hoạt động giao thương qua các cửa khẩu đường bộ trên cả hai tuyến biên giới đều tăng đáng kể; kinh tế cửa khẩu trở thành nguồn thu đáng kể cho ngân sách các địa phương khu vực biên giới.

Thảo luận về dự thảo báo cáo hoạt động đối ngoại năm 2008 và phương hướng hoạt động đối ngoại năm 2009 của Quốc hội, đa số đại biểu nhất trí cho rằng, năm nay các hoạt động đối ngoại của Quốc hội được triển khai với tinh thần khẩn trương, rộng khắp và hiệu quả. Đến hết tháng 10/2008, Quốc hội đã cử 44 đoàn thăm, làm việc song phương với Quốc hội các nước; 13 đoàn đi dự các diễn đàn nghị viện đa phương; đón khoảng 40 đoàn đại biểu nghị viện các nước đến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Hoạt động đối ngoại đa dạng tại nhiều địa bàn khác nhau của Quốc hội đã góp phần tạo nên một hình ảnh Việt Nam đổi mới, hội nhập và sẵn sàng hợp tác quốc tế; tăng cường sự hiểu biết của bạn bè quốc tế về Việt Nam; thúc đẩy quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam với các nước; xác lập vị thế của Quốc hội Việt Nam trong nền ngoại giao nghị viện.

Về phương hướng công tác năm 2009, nhiều đại biểu cho rằng cần nâng cao hơn chất lượng và tính hiệu quả; hoạt động đối ngoại của Quốc hội cần phối hợp chặt chẽ với hoạt động ngoại giao của Chính phủ, hậu thuẫn và hỗ trợ thiết thực cho việc tăng cường quan hệ chính trị, thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với các nước.

Thảo luận về báo cáo thẩm tra Dự án Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, các đại biểu tiếp tục đóng góp ý kiến về một số vấn đề cụ thể như việc thành lập cơ quan đại diện, cơ cấu tổ chức, kinh phí hoạt động của cơ quan đại diện.

Trước thực tế là số lượng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tăng đáng kể, từ 55 cơ quan đại diện năm 1993 lên 84 cơ quan đại diện hiện nay và sắp tới có thể sẽ tăng thêm, các ý kiến cho rằng, cần quy định rõ trong dự thảo Luật về nguyên tắc, điều kiện thành lập cơ quan đại diện, chế độ kiêm nhiệm chức vụ ngoại giao… để có một quy trình hoàn thiện, thống nhất trong việc thành lập cơ quan đại diện, tránh tình trạng dàn trải, lãng phí./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục