Nỗi lo về "vách đá tài chính" của Mỹ tiếp tục dấy lên và là nhân tố chính nhấn Phố Wall chìm sâu vào "sắc đỏ" trong phiên giao dịch ngày 27/11, bất chấp một vài số liệu đáng khích lệ mới được công bố của nền kinh tế số một thế giới, cũng như việc Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa đạt được thỏa thuận mới về kế hoạch giải ngân gói cứu trợ thứ hai dành cho Hy Lạp.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 89,24 điểm, tương đương 0,69%, đóng cửa ở mức 12.878,13 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng hạ nhẹ 7,35 điểm (0,52%) xuống còn 1.398,94 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite mất 8,99 điểm (0,30%), xuống 2.967,79 điểm.
Nhà đầu tư vẫn tập trung vào Washington, nơi mà “vách đá tài chính” với các kế hoạch tăng thuế và cắt giảm chi tiêu công đang là mối quan tâm hàng đầu của giới đầu tư, nhất là khi Thượng nghị sỹ Đảng Dân chủ Harry Reid vừa thông báo rằng các cuộc đàm phán về ngân sách của Mỹ chỉ đạt được rất ít tiến bộ. Đây là phát biểu kém lạc quan thứ hai về vấn đề này, sau ý kiến của Thượng nghị sỹ Dick Durbin.
Điều này đã khiến thị trường cổ phiếu trở nên ảm đạm hơn, làm “lu mờ” một vài số liệu kinh tế tích cực mới đây của Mỹ và khiến giới đầu tư chứng khoán “phớt lờ” thỏa thuận mới đạt được giữa EU và IMF về kế hoạch giảm nợ và giải ngân gói cứu trợ thứ hai dành cho Hy Lạp nhằm giúp nước này thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ.
Tuy nhiên, trái với diễn biến tại Phố Wall, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Âu lại động loạt đảo chiều tăng trong phiên giao dịch 27/11 này, nhờ bước đột phá mới trong vòng đàm phán dai dẳng giữa IMF và EU về vấn đề giải ngân cho Athens. Tại London, chỉ số FTSE 100 tăng 0,22%, lên 5.799,71 điểm; chỉ số CAC 40 của Pháp cũng tăng 0,03%, lên 3.502,13 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 tăng 0,55%, đóng cửa ở mức 7.332,33 điểm.
Nối gót xu hướng giảm điểm của chứng khoán Mỹ, sang tới ngày giao dịch 28/11, thị trường chứng khoán châu Á cũng đua nhau “lao dốc.” Mở cửa phiên này, tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 47,82 điểm, tương đương 0,51%, xuống còn 9.375,48 điểm.
Trong khi tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đều khai phiên với “sắc đỏ,” do những lo ngại về những bất ổn của nền tài chính toàn cầu cũng như sự suy giảm lòng tin của giới đầu tư sau phiên mất điểm mạnh vào hôm trước.
Đầu phiên, chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng lần lượt hạ 9,63 điểm (0,48%) và 79,12 điểm (0,36%), xuống 1.981.54 điểm và 21.764,91 điểm./.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 89,24 điểm, tương đương 0,69%, đóng cửa ở mức 12.878,13 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng hạ nhẹ 7,35 điểm (0,52%) xuống còn 1.398,94 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite mất 8,99 điểm (0,30%), xuống 2.967,79 điểm.
Nhà đầu tư vẫn tập trung vào Washington, nơi mà “vách đá tài chính” với các kế hoạch tăng thuế và cắt giảm chi tiêu công đang là mối quan tâm hàng đầu của giới đầu tư, nhất là khi Thượng nghị sỹ Đảng Dân chủ Harry Reid vừa thông báo rằng các cuộc đàm phán về ngân sách của Mỹ chỉ đạt được rất ít tiến bộ. Đây là phát biểu kém lạc quan thứ hai về vấn đề này, sau ý kiến của Thượng nghị sỹ Dick Durbin.
Điều này đã khiến thị trường cổ phiếu trở nên ảm đạm hơn, làm “lu mờ” một vài số liệu kinh tế tích cực mới đây của Mỹ và khiến giới đầu tư chứng khoán “phớt lờ” thỏa thuận mới đạt được giữa EU và IMF về kế hoạch giảm nợ và giải ngân gói cứu trợ thứ hai dành cho Hy Lạp nhằm giúp nước này thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ.
Tuy nhiên, trái với diễn biến tại Phố Wall, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Âu lại động loạt đảo chiều tăng trong phiên giao dịch 27/11 này, nhờ bước đột phá mới trong vòng đàm phán dai dẳng giữa IMF và EU về vấn đề giải ngân cho Athens. Tại London, chỉ số FTSE 100 tăng 0,22%, lên 5.799,71 điểm; chỉ số CAC 40 của Pháp cũng tăng 0,03%, lên 3.502,13 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 tăng 0,55%, đóng cửa ở mức 7.332,33 điểm.
Nối gót xu hướng giảm điểm của chứng khoán Mỹ, sang tới ngày giao dịch 28/11, thị trường chứng khoán châu Á cũng đua nhau “lao dốc.” Mở cửa phiên này, tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 47,82 điểm, tương đương 0,51%, xuống còn 9.375,48 điểm.
Trong khi tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đều khai phiên với “sắc đỏ,” do những lo ngại về những bất ổn của nền tài chính toàn cầu cũng như sự suy giảm lòng tin của giới đầu tư sau phiên mất điểm mạnh vào hôm trước.
Đầu phiên, chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng lần lượt hạ 9,63 điểm (0,48%) và 79,12 điểm (0,36%), xuống 1.981.54 điểm và 21.764,91 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)