Chiều 7/3, tại Hà Nội, Báo Quân đội Nhân dân tổ chức tọa đàm một số nội dung về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam được nêu trong Điều 4 dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tham dự cuộc tọa đàm có giáo sư, tiến sĩ Hoàng Chí Bảo, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương; Trung tướng Hồng Cư, Nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phó giáo sư, tiến sĩ Trung tướng Nguyễn Tiến Bình, nguyên Chính ủy Học viện Quốc phòng; tiến sĩ, giảng viên cao cấp Cao Đức Thái, nguyên Viện trưởng Viện Nhân quyền, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; phó giáo sư, tiến sĩ Đại tá Nguyễn Mạnh Hưởng, Viện Khoa học, Xã hội và Nhân văn quân sự Quốc phòng.
Thiếu tướng Lê Phúc Nguyên, Tổng biên tập Báo Quân đội Nhân dân cho biết, báo chọn một số chủ đề chính, đang được dư luận xã hội quan tâm trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và mời các tướng lĩnh, các chuyên gia, nhà khoa học tham gia ý kiến. Qua đây góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân xây dựng bản Hiến pháp mới vừa mang tính kế thừa giá trị lịch sử sâu sắc, vừa thể hiện tính khoa học, hiện đại, mang đậm tính dân tộc, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.
Các chuyên gia, nhà khoa học tham gia cuộc tọa đàm đánh giá việc bàn về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong dự thảo Hiến pháp năm 1992 là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ quyết định đến thể chế chính trị, vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam mà còn là những định hướng, là con đường để xây dựng và phát triển đất nước.
Tại cuộc tọa đàm, các chuyên gia, nhà khoa học đã tập trung tham gia làm rõ hơn các nội dung của Điều 4 dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; trong đó phân tích, làm rõ tính tất yếu của Điều 4 trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; nêu những việc Đảng cần làm để thực hiện tốt vai trò Đảng cầm quyền, thực sự xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam.
Các chuyên gia, nhà khoa học cũng đã trao đổi, đóng góp ý kiến vào nội dung, hình thức thể hiện và kỹ thuật lập pháp./.
Tham dự cuộc tọa đàm có giáo sư, tiến sĩ Hoàng Chí Bảo, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương; Trung tướng Hồng Cư, Nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phó giáo sư, tiến sĩ Trung tướng Nguyễn Tiến Bình, nguyên Chính ủy Học viện Quốc phòng; tiến sĩ, giảng viên cao cấp Cao Đức Thái, nguyên Viện trưởng Viện Nhân quyền, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; phó giáo sư, tiến sĩ Đại tá Nguyễn Mạnh Hưởng, Viện Khoa học, Xã hội và Nhân văn quân sự Quốc phòng.
Thiếu tướng Lê Phúc Nguyên, Tổng biên tập Báo Quân đội Nhân dân cho biết, báo chọn một số chủ đề chính, đang được dư luận xã hội quan tâm trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và mời các tướng lĩnh, các chuyên gia, nhà khoa học tham gia ý kiến. Qua đây góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân xây dựng bản Hiến pháp mới vừa mang tính kế thừa giá trị lịch sử sâu sắc, vừa thể hiện tính khoa học, hiện đại, mang đậm tính dân tộc, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.
Các chuyên gia, nhà khoa học tham gia cuộc tọa đàm đánh giá việc bàn về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong dự thảo Hiến pháp năm 1992 là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ quyết định đến thể chế chính trị, vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam mà còn là những định hướng, là con đường để xây dựng và phát triển đất nước.
Tại cuộc tọa đàm, các chuyên gia, nhà khoa học đã tập trung tham gia làm rõ hơn các nội dung của Điều 4 dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; trong đó phân tích, làm rõ tính tất yếu của Điều 4 trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; nêu những việc Đảng cần làm để thực hiện tốt vai trò Đảng cầm quyền, thực sự xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam.
Các chuyên gia, nhà khoa học cũng đã trao đổi, đóng góp ý kiến vào nội dung, hình thức thể hiện và kỹ thuật lập pháp./.
Quỳnh Hoa (TTXVN)