Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 26/7. Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các doanh nghiệp và cả người dân đều kỳ vọng vào Công ty trong việc xử lý nợ xấu và đây sẽ là áp lực không nhỏ đối với VAMC.
Ngay trong ngày khai trương, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hữu Thủy – Tổng Giám đốc VAMC xung quanh vấn đề này.
- Khi đi vào hoạt động, nhiệm vụ đầu tên mà VAMC sẽ làm ngay sau ngày khai trương là gì, thưa ông?
Ông Nguyễn Hữu Thủy: VAMC sẽ tiến hành mua nợ ngay vì VAMC có số liệu từng món nợ cụ thể rồi. Về cơ bản, VAMC thực hiện mua nợ theo 2 phương thức: Mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị ghi sổ số dư nợ gốc, sau khi khấu trừ số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập chưa sử dụng của khoản nợ, bằng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành. Phương thức mua thứ hai là mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá thị trường bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt.
Riêng đối với phương thức mua nợ xấu theo giá thị trường, hay nói cách khác là thị giá sẽ có 3 căn cứ quan trọng để thực hiện: Các quy định tại Nghị định 53; thông tư hướng dẫn Nghị định của Ngân hàng Nhà nước và Hội đồng thành viên VAMC quy định cụ thể về hoạt động mua – bán này. Mua bán theo giá thị trường cũng được hiểu đơn giản là thuận mua vừa bán. Tức là các đối tượng bán nợ cho VAMC thỏa thuận một mức giá trên cơ sở VAMC thuê công ty định giá độc lập.
Sau khi mua nợ, Công ty sẽ kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ. VAMC được thực hiện các hoạt động thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm, hỗ trợ khách hàng, cơ cấu lại khoản nợ, chuyển nợ thành vốn góp… Song theo quy định tại Nghị định 53, VAMC có thể ủy quyền cho các tổ chức tín dụng bán nợ thực hiện một hoặc một số hoạt động trên.
- VAMC chính thức hoạt động với vốn điều lệ chỉ có 500 tỷ đồng, nhưng mục tiêu năm nay xử lý 40.000-70.000 tỷ đồng, liệu đây có phải là mục tiêu quá sức không thưa ông?
Ông Nguyễn Hữu Thủy: Mục tiêu đề ra trong năm nay của VAMC là xử lý 40.000 - 70.000 tỷ đồng nợ xấu. Trước hết, vốn điều lệ trên với hoạt động đa dạng như là VAMC hoặc tổ chức tín dụng chỉ là hệ số đảm bảo an toàn thôi chứ trên thực tế không đơn vị nào hoạt động trên chính vốn điều lệ của mình.
Ngoài ra, với hình thức hỗ trợ là trái phiếu đặc biệt thì Việt Nam cũng không phải là trường hợp duy nhất mà đã có nhiều nước sử dụng hình thức trái phiếu này để giải quyết vấn đề nợ xấu. Đấy là một cách huy động vốn trong trung hạn và ngắn hạn. Trước đây, Malaysia cũng đã dùng hình thức trái phiếu giải quyết vấn đề nợ xấu từ năm 1998-2005.
Tất nhiên, trái phiếu Việt Nam có đặc thù riêng và được tin tưởng là công cụ tốt để góp phần giúp VAMC đi vào hoạt động thuận lợi, đạt được kỳ vọng của những nhà quản lý. Mặc dù trái phiếu đặc biệt của VAMC phát hành không do Chính phủ bảo lãnh nhưng Nghị định 53 nêu rõ trái phiếu không có chuyển đổi trên thị trường nhưng vẫn là giấy biên nợ của VAMC. Các đơn vị có thể đến ngân hàng trung ương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tái chiết khấu, tất nhiên phải sử dụng vốn có mục đích.
Ngoài ra, vấn đề hoạt động của VAMC không nằm ở vốn mà là sự đồng thuận ở các cấp quản lý từ chính quyền địa phương và đặc biệt là các tổ chức tín dụng. Để đạt được mục tiêu xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đã chuẩn bị đầy đủ cơ chế rõ ràng, bộ máy nhân lực có kinh nghiệm hoạt động trong vấn đề xử lý nợ của các tổ chức tín dụng.
Như vậy, để VAMC đi vào hoạt động theo chỉ đạo của Thống đốc là hoàn toàn có thể.
- Cùng với việc xử lý nợ xấu, VAMC còn bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn, vậy VAMC làm thế nào khi doanh nghiệp có lịch sử nợ xấu rất khó vay theo thông lệ?
Ông Nguyễn Hữu Thủy: Để được bảo lãnh VAMC có đội quân chuyên nghiệp về tín dụng và xử lý nợ, chúng tôi sẽ hoạt động lại toàn bộ hoạt động của các doanh nghiệp, nếu có cơ hội, khả năng phục hồi thì chúng tôi có nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp.
Thứ nhất xử lý nợ thành vốn góp; thứ hai khi đã chuyển nợ thành vốn góp rồi thì việc quan hệ với các tổ chức tín dụng sẽ rất thuận lợi ở chỗ họ có thể rút tài sản thế chấp rồi, VAMC trở thành một trong những chủ sở hữu thì việc triển khai sẽ thuận lợi hơn.
- Theo quy định, những tổ chức có nợ xấu trên 3% phải bán nợ lại cho VAMC. Vậy có cách nào để kiểm soát, quản lý và tạo đồng thuận trong mua-bán nợ xấu, thưa ông?
Ông Nguyễn Hữu Thủy: Trước hết, VAMC kỳ vọng không phải “ép” mà là cùng thực hiện nhiệm vụ lớn của nền kinh tế bởi xử lý được nợ xấu sẽ giúp các ngân hàng nhẹ gánh, phục vụ các doanh nghiệp và nền kinh tế tốt hơn.
Theo quan điểm cá nhân tôi, không phải tổ chức tín dụng có nợ xấu trên 3% mà ngay cả khi nợ xấu không phải 3% mà họ thấy có điều kiện, có lợi thì vẫn có thể đến thảo luận và VAMC hoàn toàn có thể xử lý khoản nợ như vậy.
Chính phủ đã đưa ra đề án tái cấu trúc nền kinh tế và ngân hàng là một cấu phần trong đó. Để cấu trúc hệ thống ngân hàng cần có một đề án tổng thể để xử lý nợ xấu và VAMC là một trong những công cụ để thực hiện. Tuy nhiên, cũng không thể nói một công cụ lại thay thế cho tất cả các công cụ khác được.
Ngay trong ngày khai trương, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hữu Thủy – Tổng Giám đốc VAMC xung quanh vấn đề này.
- Khi đi vào hoạt động, nhiệm vụ đầu tên mà VAMC sẽ làm ngay sau ngày khai trương là gì, thưa ông?
Ông Nguyễn Hữu Thủy: VAMC sẽ tiến hành mua nợ ngay vì VAMC có số liệu từng món nợ cụ thể rồi. Về cơ bản, VAMC thực hiện mua nợ theo 2 phương thức: Mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị ghi sổ số dư nợ gốc, sau khi khấu trừ số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập chưa sử dụng của khoản nợ, bằng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành. Phương thức mua thứ hai là mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá thị trường bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt.
Riêng đối với phương thức mua nợ xấu theo giá thị trường, hay nói cách khác là thị giá sẽ có 3 căn cứ quan trọng để thực hiện: Các quy định tại Nghị định 53; thông tư hướng dẫn Nghị định của Ngân hàng Nhà nước và Hội đồng thành viên VAMC quy định cụ thể về hoạt động mua – bán này. Mua bán theo giá thị trường cũng được hiểu đơn giản là thuận mua vừa bán. Tức là các đối tượng bán nợ cho VAMC thỏa thuận một mức giá trên cơ sở VAMC thuê công ty định giá độc lập.
Sau khi mua nợ, Công ty sẽ kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ. VAMC được thực hiện các hoạt động thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm, hỗ trợ khách hàng, cơ cấu lại khoản nợ, chuyển nợ thành vốn góp… Song theo quy định tại Nghị định 53, VAMC có thể ủy quyền cho các tổ chức tín dụng bán nợ thực hiện một hoặc một số hoạt động trên.
- VAMC chính thức hoạt động với vốn điều lệ chỉ có 500 tỷ đồng, nhưng mục tiêu năm nay xử lý 40.000-70.000 tỷ đồng, liệu đây có phải là mục tiêu quá sức không thưa ông?
Ông Nguyễn Hữu Thủy: Mục tiêu đề ra trong năm nay của VAMC là xử lý 40.000 - 70.000 tỷ đồng nợ xấu. Trước hết, vốn điều lệ trên với hoạt động đa dạng như là VAMC hoặc tổ chức tín dụng chỉ là hệ số đảm bảo an toàn thôi chứ trên thực tế không đơn vị nào hoạt động trên chính vốn điều lệ của mình.
Ngoài ra, với hình thức hỗ trợ là trái phiếu đặc biệt thì Việt Nam cũng không phải là trường hợp duy nhất mà đã có nhiều nước sử dụng hình thức trái phiếu này để giải quyết vấn đề nợ xấu. Đấy là một cách huy động vốn trong trung hạn và ngắn hạn. Trước đây, Malaysia cũng đã dùng hình thức trái phiếu giải quyết vấn đề nợ xấu từ năm 1998-2005.
Tất nhiên, trái phiếu Việt Nam có đặc thù riêng và được tin tưởng là công cụ tốt để góp phần giúp VAMC đi vào hoạt động thuận lợi, đạt được kỳ vọng của những nhà quản lý. Mặc dù trái phiếu đặc biệt của VAMC phát hành không do Chính phủ bảo lãnh nhưng Nghị định 53 nêu rõ trái phiếu không có chuyển đổi trên thị trường nhưng vẫn là giấy biên nợ của VAMC. Các đơn vị có thể đến ngân hàng trung ương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tái chiết khấu, tất nhiên phải sử dụng vốn có mục đích.
Ngoài ra, vấn đề hoạt động của VAMC không nằm ở vốn mà là sự đồng thuận ở các cấp quản lý từ chính quyền địa phương và đặc biệt là các tổ chức tín dụng. Để đạt được mục tiêu xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đã chuẩn bị đầy đủ cơ chế rõ ràng, bộ máy nhân lực có kinh nghiệm hoạt động trong vấn đề xử lý nợ của các tổ chức tín dụng.
Như vậy, để VAMC đi vào hoạt động theo chỉ đạo của Thống đốc là hoàn toàn có thể.
- Cùng với việc xử lý nợ xấu, VAMC còn bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn, vậy VAMC làm thế nào khi doanh nghiệp có lịch sử nợ xấu rất khó vay theo thông lệ?
Ông Nguyễn Hữu Thủy: Để được bảo lãnh VAMC có đội quân chuyên nghiệp về tín dụng và xử lý nợ, chúng tôi sẽ hoạt động lại toàn bộ hoạt động của các doanh nghiệp, nếu có cơ hội, khả năng phục hồi thì chúng tôi có nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp.
Thứ nhất xử lý nợ thành vốn góp; thứ hai khi đã chuyển nợ thành vốn góp rồi thì việc quan hệ với các tổ chức tín dụng sẽ rất thuận lợi ở chỗ họ có thể rút tài sản thế chấp rồi, VAMC trở thành một trong những chủ sở hữu thì việc triển khai sẽ thuận lợi hơn.
- Theo quy định, những tổ chức có nợ xấu trên 3% phải bán nợ lại cho VAMC. Vậy có cách nào để kiểm soát, quản lý và tạo đồng thuận trong mua-bán nợ xấu, thưa ông?
Ông Nguyễn Hữu Thủy: Trước hết, VAMC kỳ vọng không phải “ép” mà là cùng thực hiện nhiệm vụ lớn của nền kinh tế bởi xử lý được nợ xấu sẽ giúp các ngân hàng nhẹ gánh, phục vụ các doanh nghiệp và nền kinh tế tốt hơn.
Theo quan điểm cá nhân tôi, không phải tổ chức tín dụng có nợ xấu trên 3% mà ngay cả khi nợ xấu không phải 3% mà họ thấy có điều kiện, có lợi thì vẫn có thể đến thảo luận và VAMC hoàn toàn có thể xử lý khoản nợ như vậy.
Chính phủ đã đưa ra đề án tái cấu trúc nền kinh tế và ngân hàng là một cấu phần trong đó. Để cấu trúc hệ thống ngân hàng cần có một đề án tổng thể để xử lý nợ xấu và VAMC là một trong những công cụ để thực hiện. Tuy nhiên, cũng không thể nói một công cụ lại thay thế cho tất cả các công cụ khác được.
Xim cảm ơn ông!
Ngày 26/7, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức ra mắt Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) tại Hà Nội. Công ty Quản lý tài sản là doanh nghiệp đặc thù do Nhà nước sở hữu 100% vốn, chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Công ty có số vốn điều lệ 500 tỷ đồng và theo nguyên tắc lấy thu bù chi, không vì mục tiêu lợi nhuận; công khai, minh bạch; hạn chế rủi ro và chi phí trong xử lý nợ xấu. Các hoạt động chính của Công ty Quản lý tài sản bao gồm: Mua nợ xấu của các tổ chức tín dung; thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm; cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay; đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được Công ty Quản lý tài sản thu nợ... Trụ sở chính của VAMC đặt tại số 22 phố Hàng Vôi, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Các chi nhánh và văn phòng đại diện của VAMC sẽ được thành lập tại một số tỉnh, thành phố lớn dựa trên nhu cầu hoạt động và chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam./. |
Minh Thúy (Vietnam+)