Dù Mỹ có đạt thoả thuận về nâng trần vay nợ và cắt giảm chi tiêu dài hạn thì Washington vẫn phải sẵn sàng cho việc điều chỉnh nâng mức thâm hụt ngân sách trong những năm tới.
Nhận định của chuyên gia Lawrence Lindsey trên tờ Nhật báo Phố Wall ngày 28/6 cho biết có 3 lý do chứng tỏ điều đó.
Thứ nhất, việc lãi suất trở về mức bình thường có thể sẽ đảo lộn mọi thỏa thuận về ngân sách. Nếu lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng từ mức 2,5% hiện tại lên mức trung bình 5,7%, chi phí chi trả lãi suất cho các khoản nợ sẽ tăng thêm 420 tỷ USD vào năm 2014 và 700 tỷ USD vào năm 2020.
Chi phí tăng thêm cho việc trả lãi suất trong 10 năm sẽ là 4.900 tỷ USD. Trong khi đó, các cuộc đàm phán về cắt giảm thâm hụt ngân sách dài hạn hiện nay chỉ giúp cắt giảm khoảng 2.000 tỷ USD thâm hụt. Rõ ràng là nếu thị trường trái phiếu được bình thường hóa, mọi nỗ lực giảm thâm hụt ngân sách hiện nay sẽ bị xóa sổ.
Thứ hai, những dự báo tăng trưởng kinh tế của chính quyền cao hơn nhiều so dự báo của các nhà nghiên cứu. Các chuyên gia cho rằng nền kinh tế Mỹ chỉ có thể quay lại tốc độ tăng trưởng khoảng 2,5%, nhưng dự thảo ngân sách của tổng thống đưa ra tháng 2/2011 dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế là 4% trong năm 2012, khoảng 4,5% trong năm 2013 và 4,2% trong năm 2014.
Dự thảo ngân sách đó cũng ước tính chi phí ngân sách 10 năm của việc tăng trưởng kinh tế thấp hơn 1% so với mức dự báo là 750 tỷ USD. Do đó, nếu kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng với tốc độ như dự báo của các nhà kinh tế (2,5%), thì tốc độ tăng trưởng trong 3 năm thấp hơn so với dự báo của tổng thống là 5,2% và nợ sẽ tăng thêm khoảng 4.000 tỷ USD. Con số này tương đương với tổng mức tiết kiệm được trong 10 năm theo kế hoạch của một số nghị sỹ Mỹ.
Thứ ba, có vẻ chi phí dài hạn của chương trình bảo hiểm y tế không còn phù hợp vì chương trình này đã khuyến khích các chủ lao động chấm dứt việc bảo hiểm cho công nhân, đẩy người lao động vào hệ thống công.
Theo kết quả thăm dò gần đây của McKinsey, 30% người sử dụng lao động đã có kế hoạch tận dụng các lợi thế của hệ thống này, một nửa khác dự kiến cũng sẽ làm như vậy. Nếu kết quả này là đúng, ngân sách chi cho kế hoạch bảo hiểm y tế này sẽ tăng thêm 74 tỷ USD trong năm 2014 và 85 tỷ USD trong năm 2019.
Lawrence Lindsey từng là thành viên Hội đồng Thống đốc Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) và Trợ lí chính sách kinh tế của cựu Tổng thống George W. Bush./.
Nhận định của chuyên gia Lawrence Lindsey trên tờ Nhật báo Phố Wall ngày 28/6 cho biết có 3 lý do chứng tỏ điều đó.
Thứ nhất, việc lãi suất trở về mức bình thường có thể sẽ đảo lộn mọi thỏa thuận về ngân sách. Nếu lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng từ mức 2,5% hiện tại lên mức trung bình 5,7%, chi phí chi trả lãi suất cho các khoản nợ sẽ tăng thêm 420 tỷ USD vào năm 2014 và 700 tỷ USD vào năm 2020.
Chi phí tăng thêm cho việc trả lãi suất trong 10 năm sẽ là 4.900 tỷ USD. Trong khi đó, các cuộc đàm phán về cắt giảm thâm hụt ngân sách dài hạn hiện nay chỉ giúp cắt giảm khoảng 2.000 tỷ USD thâm hụt. Rõ ràng là nếu thị trường trái phiếu được bình thường hóa, mọi nỗ lực giảm thâm hụt ngân sách hiện nay sẽ bị xóa sổ.
Thứ hai, những dự báo tăng trưởng kinh tế của chính quyền cao hơn nhiều so dự báo của các nhà nghiên cứu. Các chuyên gia cho rằng nền kinh tế Mỹ chỉ có thể quay lại tốc độ tăng trưởng khoảng 2,5%, nhưng dự thảo ngân sách của tổng thống đưa ra tháng 2/2011 dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế là 4% trong năm 2012, khoảng 4,5% trong năm 2013 và 4,2% trong năm 2014.
Dự thảo ngân sách đó cũng ước tính chi phí ngân sách 10 năm của việc tăng trưởng kinh tế thấp hơn 1% so với mức dự báo là 750 tỷ USD. Do đó, nếu kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng với tốc độ như dự báo của các nhà kinh tế (2,5%), thì tốc độ tăng trưởng trong 3 năm thấp hơn so với dự báo của tổng thống là 5,2% và nợ sẽ tăng thêm khoảng 4.000 tỷ USD. Con số này tương đương với tổng mức tiết kiệm được trong 10 năm theo kế hoạch của một số nghị sỹ Mỹ.
Thứ ba, có vẻ chi phí dài hạn của chương trình bảo hiểm y tế không còn phù hợp vì chương trình này đã khuyến khích các chủ lao động chấm dứt việc bảo hiểm cho công nhân, đẩy người lao động vào hệ thống công.
Theo kết quả thăm dò gần đây của McKinsey, 30% người sử dụng lao động đã có kế hoạch tận dụng các lợi thế của hệ thống này, một nửa khác dự kiến cũng sẽ làm như vậy. Nếu kết quả này là đúng, ngân sách chi cho kế hoạch bảo hiểm y tế này sẽ tăng thêm 74 tỷ USD trong năm 2014 và 85 tỷ USD trong năm 2019.
Lawrence Lindsey từng là thành viên Hội đồng Thống đốc Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) và Trợ lí chính sách kinh tế của cựu Tổng thống George W. Bush./.
(TTXVN/Vietnam+)