Tối 1/6, khoảng 5.000 người biểu tình ở Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng gạch đá tấn công văn phòng của Thủ tướng nước này Recep Tayyip Erdogan ở thành phố Istanbul, làm ít nhất 7 cảnh sát bị thương.
Lực lượng cảnh sát đặc nhiệm đã được điều động tới hiện trường và đã sử dụng hơi cay để giải tán người biểu tình. Một số người biểu tình cũng đốt xe cảnh sát và tấn công một số đồn cảnh sát.
Trước đó cùng ngày, hơn 50.000 người biểu tình đã đổ về quảng trường Taksim ở trung tâm thành phố Istanbul, trong bối cảnh diễn ra làn sóng biểu tình kéo dài 5 ngày qua nhằm phản đối việc chính phủ cho phá công viên Gezi ở dọc quảng trường Taksim để xây dựng khu thương mại. Những người biểu tình yêu cầu chính phủ của Thủ tướng Erdogan từ chức.
Biểu tình đã nhanh chóng lanh rộng ra khắp cả nước sau khi cảnh sát ngày 31/5 sử dụng hơi cay và vòi rồng để giải tán đám đông biểu tình khiến hàng chục người bị thương và bắt giữ 63 người.
Thủ tướng Erdogan đã kêu gọi "chấm dứt ngay lập tức biểu tình bạo lực" đồng thời thừa nhận lực lượng cảnh sát đã phạm sai lầm trong một số trường hợp khi sử dụng vũ lực quá mức. Ông cũng cam kết mở cuộc điều tra những cảnh sát có những hành động "không phù hợp" đối với người biểu tình.
Tuy nhiên, ông Erdogan khẳng định rằng bất chấp các cuộc biểu tình đang có chiều hướng lan rộng và được coi là thách thức lớn nhất đối với chính phủ của ông trong suốt thập kỷ cầm quyền qua, song chính phủ vẫn kiên quyết thực hiện kế hoạch quy hoạch lại công viên Gezi.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul ngày 1/6 đã lên tiếng kêu gọi chính phủ và những người biểu tình chấm dứt căng thẳng kéo dài ở Istanbul cũng như trên cả nước do kế hoạch phá bỏ công viên Gezi và việc cảnh sát sử dụng vũ lực quá mức để trấn áp người biểu tình.
Trong một tuyên bố, Tổng thống Abdullah Gul kêu gọi người biểu tình kiềm chế và hành động trong khuôn khổ luật pháp, trong khi nhà chức trách cần cố gắng lắng nghe ý kiến của người dân và lực lượng cần hành động thích hợp khi thi hành nhiệm vụ./.
Lực lượng cảnh sát đặc nhiệm đã được điều động tới hiện trường và đã sử dụng hơi cay để giải tán người biểu tình. Một số người biểu tình cũng đốt xe cảnh sát và tấn công một số đồn cảnh sát.
Trước đó cùng ngày, hơn 50.000 người biểu tình đã đổ về quảng trường Taksim ở trung tâm thành phố Istanbul, trong bối cảnh diễn ra làn sóng biểu tình kéo dài 5 ngày qua nhằm phản đối việc chính phủ cho phá công viên Gezi ở dọc quảng trường Taksim để xây dựng khu thương mại. Những người biểu tình yêu cầu chính phủ của Thủ tướng Erdogan từ chức.
Biểu tình đã nhanh chóng lanh rộng ra khắp cả nước sau khi cảnh sát ngày 31/5 sử dụng hơi cay và vòi rồng để giải tán đám đông biểu tình khiến hàng chục người bị thương và bắt giữ 63 người.
Thủ tướng Erdogan đã kêu gọi "chấm dứt ngay lập tức biểu tình bạo lực" đồng thời thừa nhận lực lượng cảnh sát đã phạm sai lầm trong một số trường hợp khi sử dụng vũ lực quá mức. Ông cũng cam kết mở cuộc điều tra những cảnh sát có những hành động "không phù hợp" đối với người biểu tình.
Tuy nhiên, ông Erdogan khẳng định rằng bất chấp các cuộc biểu tình đang có chiều hướng lan rộng và được coi là thách thức lớn nhất đối với chính phủ của ông trong suốt thập kỷ cầm quyền qua, song chính phủ vẫn kiên quyết thực hiện kế hoạch quy hoạch lại công viên Gezi.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul ngày 1/6 đã lên tiếng kêu gọi chính phủ và những người biểu tình chấm dứt căng thẳng kéo dài ở Istanbul cũng như trên cả nước do kế hoạch phá bỏ công viên Gezi và việc cảnh sát sử dụng vũ lực quá mức để trấn áp người biểu tình.
Trong một tuyên bố, Tổng thống Abdullah Gul kêu gọi người biểu tình kiềm chế và hành động trong khuôn khổ luật pháp, trong khi nhà chức trách cần cố gắng lắng nghe ý kiến của người dân và lực lượng cần hành động thích hợp khi thi hành nhiệm vụ./.
(TTXVN)