Giá vàng đã tăng ngay trong phiên đầu tuần ngày 18/3 và có lúc đã bất ngờ vọt qua ngưỡng 1.600 USD/ounce lần đầu tiên trong vòng hơn hai tuần qua, sau khi các Bộ trưởng Tài chính Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đạt được thỏa thuận dành cho Cộng hòa Síp khoản cứu trợ 10 tỷ euro (khoảng 13 tỷ USD) nhằm cứu nước này khỏi nguy cơ vỡ nợ.
Thông tin này khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ bất ổn tài chính mới tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), qua đó đẩy các nhà đầu tư tìm đến vàng- vốn được coi là “nơi trú ẩn an toàn,” khiến giá vàng được đẩy lên.
Giá vàng tiếp tục trụ khá vững trên các thị trường trong các phiên tiếp theo và thường xuyên duy trì ở mức cao quanh khoảng mức 1.612,71 USD/ounce, sau khi đã đạt đỉnh của 3 tuần trở lại trong phiên ngày 19/3 là 1.615,16 USD/ounce.
Nguyên nhân của việc giá vàng liên tục tăng và vững ở mức cao là do thông tin Quốc hội Síp không thông qua điều kiện (đánh thuế đối với các khoản tiền gửi tiết kiệm ở các ngân hàng của Síp) để được nhận gói cứu trợ tài chính của bộ ba nhà cho vay quốc tế gồm Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Liên minh châu Âu (EU) và IMF.
Quyết định này này của Síp càng làm gia tăng những lo ngại về sự ổn định của quốc đảo này, và rộng ra là của toàn bộ Khu vực đồng euro, từ đó càng khiến sắc màu của vàng - mặt hàng luôn được cho là nơi trú ẩn an toàn trong thời buổi rối ren, thêm rạng rỡ.
Nối gót cho đà tăng của giá vàng còn là những hoạt động sôi nổi của các tổ chức đầu tư vàng, trong đó SPDR Gold Trust, quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới, thông báo dự trữ vàng của quỹ đã tăng 2,708 tấn lên 1.222,162 tấn trong ngày 19/3 và là ngày đầu tiên tăng kể từ đầu tháng 2/2013.
Một nhân tố khác tác động tích cực đến thị trường vàng là tuyên bố của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Kết thúc hai ngày họp, cơ quan này thông báo sẽ tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng dù nền kinh tế đã có những cải thiện, nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao, việc cắt giảm mạnh chi tiêu công và những rủi ro từ bên ngoài vẫn là những trở ngại đối với sự phục hồi hoàn toàn của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, sau khi lập đỉnh cao nhất trong vòng 1 tháng qua là 1.616,36 USD/ounce trong phiên giao dịch ngày 21/3, giá vàng đã bắt đầu "chịu" quay đầu thoái lui trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 22/3, chủ yếu do hoạt động chốt lời tăng mạnh và nỗi lo về cuộc khủng hoảng ở Síp tạm thời lắng xuống.
Chốt phiên cuối tuần, giá vàng giao ngày giảm nhẹ 0,4% xuống 1.607,31 USD/ounce, trong khi giá vàng giao kỳ hạn tháng 4/2012 giảm 7,70 USD xuống 1.606,10 USD.
Liên quan đến sự giảm giá của vàng, lượng vàng do quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust nắm giữ cũng giảm 0,902 tấn trong phiên 21/3, xuống còn 1.221,26 tấn - mức thấp nhất kể từ tháng 7/2011.
Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá vàng vẫn tăng được 1%, ghi nhận tuần có mức tăng giá mạnh nhất trong vòng hai tháng qua.
Li Ning, chuyên gia phân tích tại Shanghai CIFCO Futures, dự báo, trong thời gian ngắn hạn, vàng có thể vẫn vững giá nhờ sự yểm trợ của nhân tố Síp.
Mặc dù Síp là một nền kinh tế nhỏ, nhưng thị trường sợ rằng cuộc khủng hoảng tại Síp nếu không được xử lý đúng đắn, có thể sẽ lây lan trong khu vực.
Theo thống kê, trong đợt lên giá kéo dài 12 năm qua của vàng, thì có tới ba năm giá vàng tăng do cuộc khủng hoảng tại Eurozone.
Hồi tháng 9/2011, các mối lo về cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp đã "thổi" vàng lên mức cao kỷ lục 1.920 USD/ounce.
Các nhà giao dịch và giới phân tích cho rằng vàng sẽ kháng cự ở ngưỡng 1.620 USD/ounce - mức chưa từng có kể từ phiên 26/2. Nếu giá vàng phá được mốc này, hoạt động giao dịch có thể sẽ náo nhiệt hơn./.
Thông tin này khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ bất ổn tài chính mới tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), qua đó đẩy các nhà đầu tư tìm đến vàng- vốn được coi là “nơi trú ẩn an toàn,” khiến giá vàng được đẩy lên.
Giá vàng tiếp tục trụ khá vững trên các thị trường trong các phiên tiếp theo và thường xuyên duy trì ở mức cao quanh khoảng mức 1.612,71 USD/ounce, sau khi đã đạt đỉnh của 3 tuần trở lại trong phiên ngày 19/3 là 1.615,16 USD/ounce.
Nguyên nhân của việc giá vàng liên tục tăng và vững ở mức cao là do thông tin Quốc hội Síp không thông qua điều kiện (đánh thuế đối với các khoản tiền gửi tiết kiệm ở các ngân hàng của Síp) để được nhận gói cứu trợ tài chính của bộ ba nhà cho vay quốc tế gồm Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Liên minh châu Âu (EU) và IMF.
Quyết định này này của Síp càng làm gia tăng những lo ngại về sự ổn định của quốc đảo này, và rộng ra là của toàn bộ Khu vực đồng euro, từ đó càng khiến sắc màu của vàng - mặt hàng luôn được cho là nơi trú ẩn an toàn trong thời buổi rối ren, thêm rạng rỡ.
Nối gót cho đà tăng của giá vàng còn là những hoạt động sôi nổi của các tổ chức đầu tư vàng, trong đó SPDR Gold Trust, quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới, thông báo dự trữ vàng của quỹ đã tăng 2,708 tấn lên 1.222,162 tấn trong ngày 19/3 và là ngày đầu tiên tăng kể từ đầu tháng 2/2013.
Một nhân tố khác tác động tích cực đến thị trường vàng là tuyên bố của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Kết thúc hai ngày họp, cơ quan này thông báo sẽ tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng dù nền kinh tế đã có những cải thiện, nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao, việc cắt giảm mạnh chi tiêu công và những rủi ro từ bên ngoài vẫn là những trở ngại đối với sự phục hồi hoàn toàn của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, sau khi lập đỉnh cao nhất trong vòng 1 tháng qua là 1.616,36 USD/ounce trong phiên giao dịch ngày 21/3, giá vàng đã bắt đầu "chịu" quay đầu thoái lui trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 22/3, chủ yếu do hoạt động chốt lời tăng mạnh và nỗi lo về cuộc khủng hoảng ở Síp tạm thời lắng xuống.
Chốt phiên cuối tuần, giá vàng giao ngày giảm nhẹ 0,4% xuống 1.607,31 USD/ounce, trong khi giá vàng giao kỳ hạn tháng 4/2012 giảm 7,70 USD xuống 1.606,10 USD.
Liên quan đến sự giảm giá của vàng, lượng vàng do quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust nắm giữ cũng giảm 0,902 tấn trong phiên 21/3, xuống còn 1.221,26 tấn - mức thấp nhất kể từ tháng 7/2011.
Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá vàng vẫn tăng được 1%, ghi nhận tuần có mức tăng giá mạnh nhất trong vòng hai tháng qua.
Li Ning, chuyên gia phân tích tại Shanghai CIFCO Futures, dự báo, trong thời gian ngắn hạn, vàng có thể vẫn vững giá nhờ sự yểm trợ của nhân tố Síp.
Mặc dù Síp là một nền kinh tế nhỏ, nhưng thị trường sợ rằng cuộc khủng hoảng tại Síp nếu không được xử lý đúng đắn, có thể sẽ lây lan trong khu vực.
Theo thống kê, trong đợt lên giá kéo dài 12 năm qua của vàng, thì có tới ba năm giá vàng tăng do cuộc khủng hoảng tại Eurozone.
Hồi tháng 9/2011, các mối lo về cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp đã "thổi" vàng lên mức cao kỷ lục 1.920 USD/ounce.
Các nhà giao dịch và giới phân tích cho rằng vàng sẽ kháng cự ở ngưỡng 1.620 USD/ounce - mức chưa từng có kể từ phiên 26/2. Nếu giá vàng phá được mốc này, hoạt động giao dịch có thể sẽ náo nhiệt hơn./.
Thùy Chi (TTXVN)