Ngược với xu hướng đi xuống lúc đầu phiên, giá vàng tại thị trường Singapore phiên 29/5 đã quay đầu đi lên nhờ sự hỗ trợ của đồng USD yếu.
Tuy nhiên, đà tăng giá của vàng bị hạn chế bởi tâm lý lo ngại về sức khỏe khu vực tài chính-ngân hàng của Tây Ban Nha. Phiên 28/5, lãi suất trái phiếu thời hạn 10 năm của Chính phủ Tây Ban Nha đã ngấp nghé mức nguy hiểm 7%, trong khi giá cổ phiếu của ngân hàng Bankia rớt xuống mức thấp kỷ lục.
Vào lúc 13 giờ 47 phút giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại Singapore tăng 0,3% lên 1.577,42 USD/ounce, nhưng vẫn chưa với tới mức đỉnh của 1 tuần qua (1.583,5 USD/ounce) lập trong phiên giao dịch trước.
Từ đầu tháng tới nay, giá vàng đã để "bốc hơi" hơn 5%, và đang trên đường hướng tới một tháng rớt giá mạnh nhất kể từ tháng 12/2011, khi mối lo về nguy cơ Hy Lạp rời khỏi Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) và cuộc khủng hoảng ngày một sâu sắc tại Tây Ban Nha đã nhấn chìm đồng euro, đồng thời gây sức ép với giá vàng.
Tác động của đồng USD mạnh đã lấn lướt sức hấp dẫn như một tài sản an toàn của vàng, khi triển vọng Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tiếp tục nới lỏng tiền tệ trong thời gian ngắn hạn đã ngày một xa vời.
Lining, chuyên gia phân tích tại Shanghai CIFCO Futures, cảnh báo: trong tuần trước, vàng đã vài lần nỗ lực phá ngưỡng 1.600 USD/ounce nhưng không thành công và xu hướng này có thể đẩy giá vàng xuống.
Hoạt động giao dịch trên thị trường vàng khá lẻ tẻ, trong bối cảnh nhà đầu tư muốn chờ đợi thống kê về tình hình việc làm tại khu vực phi nông nghiệp của Mỹ và chỉ số quản lý sức mua của Trung Quốc - dự kiến được công bố vào cuối tuần này.
Afshin Nabavi, phụ trách giao dịch tại MKS Finance (có trụ sở ở Geneva), dự báo giá vàng tuần này sẽ dao động trong biên độ hẹp, nhưng sau khi Mỹ công bố thống kê về thị trường lao động nước này, giá vàng rất có thể sẽ vượt mốc 1.600 USD/ounce./.
Tuy nhiên, đà tăng giá của vàng bị hạn chế bởi tâm lý lo ngại về sức khỏe khu vực tài chính-ngân hàng của Tây Ban Nha. Phiên 28/5, lãi suất trái phiếu thời hạn 10 năm của Chính phủ Tây Ban Nha đã ngấp nghé mức nguy hiểm 7%, trong khi giá cổ phiếu của ngân hàng Bankia rớt xuống mức thấp kỷ lục.
Vào lúc 13 giờ 47 phút giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại Singapore tăng 0,3% lên 1.577,42 USD/ounce, nhưng vẫn chưa với tới mức đỉnh của 1 tuần qua (1.583,5 USD/ounce) lập trong phiên giao dịch trước.
Từ đầu tháng tới nay, giá vàng đã để "bốc hơi" hơn 5%, và đang trên đường hướng tới một tháng rớt giá mạnh nhất kể từ tháng 12/2011, khi mối lo về nguy cơ Hy Lạp rời khỏi Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) và cuộc khủng hoảng ngày một sâu sắc tại Tây Ban Nha đã nhấn chìm đồng euro, đồng thời gây sức ép với giá vàng.
Tác động của đồng USD mạnh đã lấn lướt sức hấp dẫn như một tài sản an toàn của vàng, khi triển vọng Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tiếp tục nới lỏng tiền tệ trong thời gian ngắn hạn đã ngày một xa vời.
Lining, chuyên gia phân tích tại Shanghai CIFCO Futures, cảnh báo: trong tuần trước, vàng đã vài lần nỗ lực phá ngưỡng 1.600 USD/ounce nhưng không thành công và xu hướng này có thể đẩy giá vàng xuống.
Hoạt động giao dịch trên thị trường vàng khá lẻ tẻ, trong bối cảnh nhà đầu tư muốn chờ đợi thống kê về tình hình việc làm tại khu vực phi nông nghiệp của Mỹ và chỉ số quản lý sức mua của Trung Quốc - dự kiến được công bố vào cuối tuần này.
Afshin Nabavi, phụ trách giao dịch tại MKS Finance (có trụ sở ở Geneva), dự báo giá vàng tuần này sẽ dao động trong biên độ hẹp, nhưng sau khi Mỹ công bố thống kê về thị trường lao động nước này, giá vàng rất có thể sẽ vượt mốc 1.600 USD/ounce./.
Hương Giang (TTXVN)