Sau khi đã tăng hơn 2% phiên trước, giá vàng giao ngay tiếp tục tăng trên thị trường châu Á trong phiên 11/10, khi sự lạc quan về khả năng giải quyết khủng hoảng nợ trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) củng cố tâm lý mua vào trên hầu hết các thị trường hàng hóa, kim loại và chứng khoán.
Chốt phiên 10/10 tại sàn giao dịch kim loại thuộc Thị trường hàng hóa New York (COMEX), giá vàng giao tháng 12/2011 đã tăng tới 35 USD lên 1.670,8 USD/ounce và như vậy đã vượt ngưỡng 1.670 USD/ounce lần đầu tiên trong hai tuần qua, do đồng USD yếu thúc đẩy hoạt động mua vào đầu cơ trên thị trường kim loại quý.
Trong phiên này, chỉ số USD, thước đo giá trị của "đồng bạc xanh" trong rổ tiền tệ cùng với ngoại tệ mạnh khác, đã giảm 1,5% xuống khoảng 77,6, sau khi lãnh đạo Pháp và Đức cam kết sẽ làm tất cả những gì cần thiết để tăng cường sức mạnh cho lĩnh vực ngân hàng châu Âu và kết quả là hầu như toàn bộ thị trường hàng hóa, trong đó có năng lượng và kim loại đều có một phiên tăng giá mạnh. Bên cạnh đó, giá vàng còn được hỗ trợ bởi nhu cầu thực tế của các hãng kim hoàn, đặc biệt từ Trung Quốc.
Kết thúc phiên đầu tuần tại COMEX, giá các kim loại quý khác cũng lên theo giá vàng, theo đó giá bạc giao tháng 12/2011 tăng 3,2% lên 31,98 USD/ounce và giá bạch kim giao tháng 1/2011 cũng tăng 2,1% lên 1.525,1 USD/ounce.
Mở đầu phiên 11/10 tại Hongkong, giá vàng giao ngay tiếp đà tăng mạnh 18,84 USD lên 1.679,70 USD/ounce. Đến 6 giờ 6 phút GMT (13 giờ 6 phút giờ Việt Nam) cùng ngày trên thị trường Singapore, giá vàng giao ngay tăng 0,2% so với phiên trước lên 1.678,30 USD/ounce, trong khi giá vàng Mỹ kỳ hạn giao dịch điện tử tại đây cũng tăng 0,5% lên 1.679,90 USD/ounce.
Theo nhà phân tích Hou Xinqiang thuộc Công ty Jinrui Futures tại Trung Quốc, cam kết mới nhất của lãnh đạo Pháp và Đức liên quan đến khủng hoảng nợ tại Eurozone đã khôi phục tâm lý ưa mạo hiểm của giới đầu tư, khiến vốn đầu tư chảy từ thị trường tiền tệ sang thị trường hàng hóa, trong đó có vàng.
Thêm vào đó, thị trường kim loại quý còn nhận được sự hỗ trợ từ triển vọng sáng sủa hơn của nhu cầu vàng trang sức trên thế giới.
Các phân tích kỹ thuật cho thấy, để tiếp tục xu hướng tăng, giá vàng cần phải vượt qua mức kháng cự 1.677 USD/ounce trước khi chạm được tới ngưỡng 1.690 USD/ounce.
Hiện các nhà đầu tư đang chờ xem liệu Slovakia có thông qua kế hoạch mở rộng quỹ bình ổn tài chính Eurozone hay không trong cuộc bỏ phiếu diễn ra vào cuối ngày 11/10 theo giờ châu Âu.
Nếu được Slovakia chấp thuận thì toàn bộ 17 thành viên Eurozone sẽ "bạt đèn xanh" cho kế hoạch này, qua đó, ngân sách lớn hơn sẽ được dùng để cứu trợ những nền kinh tế đang lâm vào khủng hoảng nợ trong khu vực.
Ngân hàng Societe Generale của Pháp mới đây đã hạ dự báo giá vàng trung bình trong năm 2012, từ mức 2.275 USD/ounce họ đưa ra trước đây xuống 2.175 USD/ounce./.
Chốt phiên 10/10 tại sàn giao dịch kim loại thuộc Thị trường hàng hóa New York (COMEX), giá vàng giao tháng 12/2011 đã tăng tới 35 USD lên 1.670,8 USD/ounce và như vậy đã vượt ngưỡng 1.670 USD/ounce lần đầu tiên trong hai tuần qua, do đồng USD yếu thúc đẩy hoạt động mua vào đầu cơ trên thị trường kim loại quý.
Trong phiên này, chỉ số USD, thước đo giá trị của "đồng bạc xanh" trong rổ tiền tệ cùng với ngoại tệ mạnh khác, đã giảm 1,5% xuống khoảng 77,6, sau khi lãnh đạo Pháp và Đức cam kết sẽ làm tất cả những gì cần thiết để tăng cường sức mạnh cho lĩnh vực ngân hàng châu Âu và kết quả là hầu như toàn bộ thị trường hàng hóa, trong đó có năng lượng và kim loại đều có một phiên tăng giá mạnh. Bên cạnh đó, giá vàng còn được hỗ trợ bởi nhu cầu thực tế của các hãng kim hoàn, đặc biệt từ Trung Quốc.
Kết thúc phiên đầu tuần tại COMEX, giá các kim loại quý khác cũng lên theo giá vàng, theo đó giá bạc giao tháng 12/2011 tăng 3,2% lên 31,98 USD/ounce và giá bạch kim giao tháng 1/2011 cũng tăng 2,1% lên 1.525,1 USD/ounce.
Mở đầu phiên 11/10 tại Hongkong, giá vàng giao ngay tiếp đà tăng mạnh 18,84 USD lên 1.679,70 USD/ounce. Đến 6 giờ 6 phút GMT (13 giờ 6 phút giờ Việt Nam) cùng ngày trên thị trường Singapore, giá vàng giao ngay tăng 0,2% so với phiên trước lên 1.678,30 USD/ounce, trong khi giá vàng Mỹ kỳ hạn giao dịch điện tử tại đây cũng tăng 0,5% lên 1.679,90 USD/ounce.
Theo nhà phân tích Hou Xinqiang thuộc Công ty Jinrui Futures tại Trung Quốc, cam kết mới nhất của lãnh đạo Pháp và Đức liên quan đến khủng hoảng nợ tại Eurozone đã khôi phục tâm lý ưa mạo hiểm của giới đầu tư, khiến vốn đầu tư chảy từ thị trường tiền tệ sang thị trường hàng hóa, trong đó có vàng.
Thêm vào đó, thị trường kim loại quý còn nhận được sự hỗ trợ từ triển vọng sáng sủa hơn của nhu cầu vàng trang sức trên thế giới.
Các phân tích kỹ thuật cho thấy, để tiếp tục xu hướng tăng, giá vàng cần phải vượt qua mức kháng cự 1.677 USD/ounce trước khi chạm được tới ngưỡng 1.690 USD/ounce.
Hiện các nhà đầu tư đang chờ xem liệu Slovakia có thông qua kế hoạch mở rộng quỹ bình ổn tài chính Eurozone hay không trong cuộc bỏ phiếu diễn ra vào cuối ngày 11/10 theo giờ châu Âu.
Nếu được Slovakia chấp thuận thì toàn bộ 17 thành viên Eurozone sẽ "bạt đèn xanh" cho kế hoạch này, qua đó, ngân sách lớn hơn sẽ được dùng để cứu trợ những nền kinh tế đang lâm vào khủng hoảng nợ trong khu vực.
Ngân hàng Societe Generale của Pháp mới đây đã hạ dự báo giá vàng trung bình trong năm 2012, từ mức 2.275 USD/ounce họ đưa ra trước đây xuống 2.175 USD/ounce./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)