Trong một cuộc đám cưới ở Hà Nội, sau khi đại diện cho hai bên nhà trai, nhà gái phát biểu, thì bà L (mẹ cô dâu-PV) tuyên bố với quan viên hai họ cùng các vị khách quý thêm một tin vui là cô dâu đã mang bầu ba tháng và kết quả siêu âm cho biết cháu bé là con trai.
Cả khán phòng vỗ tay rầm rộ, nhiều người còn hét lên phấn khích, tiếp đến là kéo dài những tiếng chạm ly chúc mừng cô dâu, chú rể.
Đám cưới hôm đó đã khiến những người có mặt giật mình nhìn lại và thấy, xung quanh họ có không ít gia đình tỏ ra vui mừng đón cả “trâu lẫn nghé” về nhà như gia đình bà L.
Thời nay, dư luận đã “nới lỏng” hơn với những trường hợp “ăn cơm trước kẻng,” "cấy lúa ngắn vụ" làm cho nhiều người thoát khỏi sợi dây trói vô hình để đến được với hạnh phúc. Tuy nhiên, có không ít người lợi dụng điều đó, dễ dãi với bản thân để rồi gặp phải những hậu quả khôn lường.
Hể hả vì được “cưới cả cháu”
Trường hợp của gia đình anh Tr. ở Long Biên, Hà Nội đã khiến những người quen nếp sống cũ tỏ ra ái ngại, còn những “tín đồ” của kiểu sống hiện đại lại xúm đến chúc mừng.
Chuyện là anh Tr. đã ngót nghét 30 tuổi nhưng chưa bao giờ bố mẹ thấy anh đưa bạn gái về giới thiệu. Các cụ nhắc khéo thì anh làm ngơ, do bản tính anh dễ nổi nóng nên cũng chẳng ai dám hối thúc.
Đùng một cái, anh về thông báo với gia đình chuẩn bị cho anh cưới vợ bởi bạn gái anh đã mang bầu.
“Cứ sợ nó có vấn đề về giới tính ai ngờ nó ‘tẩm ngẩm giết chết trâu.’ Hôm nghe nó báo tin, tôi giật mình gần như đứng tim nhưng mà là vì vui,” người mẹ 60 tuổi của anh Tr. tâm sự.
Ở một hoàn cảnh khác của chị Ph. ở Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội, chị lên xe hoa khi đã mang bầu hơn ba tháng.
Mặc dù anh chị yêu nhau chân thành và xác định sẽ kết hôn nhưng gia đình hai bên vốn được xem là gia giáo nên chị đã lo sợ sẽ bị các bậc phụ huynh trì chiết.
“Ai ngờ, lúc được thông báo tôi sẽ mặc váy bà bầu lên xe hoa, các cụ chỉ tủm tỉm cười, đã thế mẹ anh còn đùa hóm hỉnh rằng, như thế càng hay vì bà sớm được bế cháu mà không phải thúc giục,” chị Ph. nhớ lại.
Phía các bậc phụ huynh, tuy còn những ý kiến trái chiều nhau nhưng không ít người cho rằng, họ vui vẻ về việc con trai mình “dắt cả trâu lẫn nghé” về nhà, miễn “nghé” đó đúng là “nghé” nhà họ.
Bác Nh. ở Kim Giang, Hà Nội, giải thích: “Thời nay, nhiều người lấy nhau về không có con, bán cả nhà cửa đi mà cũng chẳng chữa được. May phúc, nó có con trước cho là ăn chắc rồi.”
Còn chị L. nhân viên PR cho một công ty truyền thông ở Hà Nội kể về mẹ chồng mình rằng, nửa năm trời trước khi anh chị làm đám cưới, mẹ anh đã dặn con trai bà phải nói chị L không được dùng thuốc tránh thai vì bà lo chị dùng thuốc tránh thai sau này dễ mắc vô sinh.
“Sau này, chúng tôi cưới nhau về rồi, nhắc lại chuyện đó, mẹ chồng tôi chỉ nói, bà biết khó mà cấm được chúng tôi, chi bằng ‘vẽ đường’ cho chúng tôi chạy,” chị L tâm sự.
Chớ lợi dụng xu hướng… “thoáng”
Dù có xu hướng “nới lỏng” nhưng thực tế với những người “cấy lúa ngắn ngày” không phải ai cũng may mắn gặp được sự thông cảm của gia đình nhà chồng cũng như lòng tin của đức lang quân. Không chỉ vậy, với những trường hợp vịn vào xu thế “thoáng” hơn của dư luận để dễ dãi với bản thân có thể sẽ dẫn tới những kết cục đau lòng.
Trường hợp của chị Ch. ở Đê La Thành, Hà Nội, là một ví dụ. Chị Ch. trải qua ba mối tình, do không có ai lên án hay góp ý nên mối tình nào chị cũng “hết mình.” Khó khăn lắm mối tình thứ tư của chị mới đơm hoa kết trái. Niềm vui đến chưa được bao lâu thì nỗi bất hạnh tìm về khi chị biết mình bị vô sinh do trước kia uống quá nhiều thuốc tránh thai.
Chẳng những phải đối diện với nguy cơ tan vỡ gia đình, chị Ch. hàng ngày còn phải đối diện với sự miệt thị của chồng.
“Tôi đã phải trả cho sự dễ dãi của mình bằng cái giá quá đắt,” chị Ch. cay đắng.
Theo Bác sĩ Mai, tư vấn viên trên Tổng đài 1088, việc giới trẻ quan hệ trước hôn nhân ngày càng nhiều, cộng với tình trạng bán thuốc tràn lan không theo đơn đã khiến nhiều người lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. Việc lạm dụng loại thuốc này sẽ làm rối loạn nội tiết, có thể dẫn tới vô sinh.
Ngoài việc sức khỏe sinh sản bị ảnh hưởng, việc quan hệ trước hôn nhân còn có nhiều tác hại tới hạnh phúc gia đình.
Theo Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, việc quan hệ tình dục trước hôn nhân nói chung và việc mang bầu trước ngày cưới nói riêng, hiện nay không bị xã hội lên án gay gắt như trước kia. Tuy vậy, có một bộ phận người dựa vào đó để sống buông thả sẽ thiệt thòi cho bản thân, nhất là phụ nữ.
Đến nay, vẫn còn những người đàn ông nghĩ rằng, người phụ nữ “dễ” được với mình thì cũng “dễ” được với người khác nên giảm niềm tin dành cho bạn đời, ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình.
Như trường hợp của chị V. ở Kiều Mai, Từ Liêm, Hà Nội, chị kể rằng, vì chị mang bầu trước khi lên xe hoa về nhà chồng nên ngày cưới một số người trong họ hàng nhà trai đã nhìn chị bằng ánh mắt chê bai, giễu cợt khiến chị phải tủi hổ. Không chỉ vậy, trong cuộc sống vợ chồng, đôi khi cãi nhau chồng chị lại tỏ ra nghi ngờ đứa con không phải của mình.
“Nếu anh ấy cứ nói thẳng sự nghi ngờ của mình thì dắt nhau đi xét nghiệm AND là xong nhưng anh ấy chả nói gì chỉ tỏ thái độ ngờ vực, biết là con mình nhưng vì ghen nên cố tình hoài nghi làm cho cuộc sống thật mệt mỏi,” chị V .trải lòng./.
Cả khán phòng vỗ tay rầm rộ, nhiều người còn hét lên phấn khích, tiếp đến là kéo dài những tiếng chạm ly chúc mừng cô dâu, chú rể.
Đám cưới hôm đó đã khiến những người có mặt giật mình nhìn lại và thấy, xung quanh họ có không ít gia đình tỏ ra vui mừng đón cả “trâu lẫn nghé” về nhà như gia đình bà L.
Thời nay, dư luận đã “nới lỏng” hơn với những trường hợp “ăn cơm trước kẻng,” "cấy lúa ngắn vụ" làm cho nhiều người thoát khỏi sợi dây trói vô hình để đến được với hạnh phúc. Tuy nhiên, có không ít người lợi dụng điều đó, dễ dãi với bản thân để rồi gặp phải những hậu quả khôn lường.
Hể hả vì được “cưới cả cháu”
Trường hợp của gia đình anh Tr. ở Long Biên, Hà Nội đã khiến những người quen nếp sống cũ tỏ ra ái ngại, còn những “tín đồ” của kiểu sống hiện đại lại xúm đến chúc mừng.
Chuyện là anh Tr. đã ngót nghét 30 tuổi nhưng chưa bao giờ bố mẹ thấy anh đưa bạn gái về giới thiệu. Các cụ nhắc khéo thì anh làm ngơ, do bản tính anh dễ nổi nóng nên cũng chẳng ai dám hối thúc.
Đùng một cái, anh về thông báo với gia đình chuẩn bị cho anh cưới vợ bởi bạn gái anh đã mang bầu.
“Cứ sợ nó có vấn đề về giới tính ai ngờ nó ‘tẩm ngẩm giết chết trâu.’ Hôm nghe nó báo tin, tôi giật mình gần như đứng tim nhưng mà là vì vui,” người mẹ 60 tuổi của anh Tr. tâm sự.
Ở một hoàn cảnh khác của chị Ph. ở Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội, chị lên xe hoa khi đã mang bầu hơn ba tháng.
Mặc dù anh chị yêu nhau chân thành và xác định sẽ kết hôn nhưng gia đình hai bên vốn được xem là gia giáo nên chị đã lo sợ sẽ bị các bậc phụ huynh trì chiết.
“Ai ngờ, lúc được thông báo tôi sẽ mặc váy bà bầu lên xe hoa, các cụ chỉ tủm tỉm cười, đã thế mẹ anh còn đùa hóm hỉnh rằng, như thế càng hay vì bà sớm được bế cháu mà không phải thúc giục,” chị Ph. nhớ lại.
Phía các bậc phụ huynh, tuy còn những ý kiến trái chiều nhau nhưng không ít người cho rằng, họ vui vẻ về việc con trai mình “dắt cả trâu lẫn nghé” về nhà, miễn “nghé” đó đúng là “nghé” nhà họ.
Bác Nh. ở Kim Giang, Hà Nội, giải thích: “Thời nay, nhiều người lấy nhau về không có con, bán cả nhà cửa đi mà cũng chẳng chữa được. May phúc, nó có con trước cho là ăn chắc rồi.”
Còn chị L. nhân viên PR cho một công ty truyền thông ở Hà Nội kể về mẹ chồng mình rằng, nửa năm trời trước khi anh chị làm đám cưới, mẹ anh đã dặn con trai bà phải nói chị L không được dùng thuốc tránh thai vì bà lo chị dùng thuốc tránh thai sau này dễ mắc vô sinh.
“Sau này, chúng tôi cưới nhau về rồi, nhắc lại chuyện đó, mẹ chồng tôi chỉ nói, bà biết khó mà cấm được chúng tôi, chi bằng ‘vẽ đường’ cho chúng tôi chạy,” chị L tâm sự.
Chớ lợi dụng xu hướng… “thoáng”
Dù có xu hướng “nới lỏng” nhưng thực tế với những người “cấy lúa ngắn ngày” không phải ai cũng may mắn gặp được sự thông cảm của gia đình nhà chồng cũng như lòng tin của đức lang quân. Không chỉ vậy, với những trường hợp vịn vào xu thế “thoáng” hơn của dư luận để dễ dãi với bản thân có thể sẽ dẫn tới những kết cục đau lòng.
Trường hợp của chị Ch. ở Đê La Thành, Hà Nội, là một ví dụ. Chị Ch. trải qua ba mối tình, do không có ai lên án hay góp ý nên mối tình nào chị cũng “hết mình.” Khó khăn lắm mối tình thứ tư của chị mới đơm hoa kết trái. Niềm vui đến chưa được bao lâu thì nỗi bất hạnh tìm về khi chị biết mình bị vô sinh do trước kia uống quá nhiều thuốc tránh thai.
Chẳng những phải đối diện với nguy cơ tan vỡ gia đình, chị Ch. hàng ngày còn phải đối diện với sự miệt thị của chồng.
“Tôi đã phải trả cho sự dễ dãi của mình bằng cái giá quá đắt,” chị Ch. cay đắng.
Theo Bác sĩ Mai, tư vấn viên trên Tổng đài 1088, việc giới trẻ quan hệ trước hôn nhân ngày càng nhiều, cộng với tình trạng bán thuốc tràn lan không theo đơn đã khiến nhiều người lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. Việc lạm dụng loại thuốc này sẽ làm rối loạn nội tiết, có thể dẫn tới vô sinh.
Ngoài việc sức khỏe sinh sản bị ảnh hưởng, việc quan hệ trước hôn nhân còn có nhiều tác hại tới hạnh phúc gia đình.
Theo Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, việc quan hệ tình dục trước hôn nhân nói chung và việc mang bầu trước ngày cưới nói riêng, hiện nay không bị xã hội lên án gay gắt như trước kia. Tuy vậy, có một bộ phận người dựa vào đó để sống buông thả sẽ thiệt thòi cho bản thân, nhất là phụ nữ.
Đến nay, vẫn còn những người đàn ông nghĩ rằng, người phụ nữ “dễ” được với mình thì cũng “dễ” được với người khác nên giảm niềm tin dành cho bạn đời, ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình.
Như trường hợp của chị V. ở Kiều Mai, Từ Liêm, Hà Nội, chị kể rằng, vì chị mang bầu trước khi lên xe hoa về nhà chồng nên ngày cưới một số người trong họ hàng nhà trai đã nhìn chị bằng ánh mắt chê bai, giễu cợt khiến chị phải tủi hổ. Không chỉ vậy, trong cuộc sống vợ chồng, đôi khi cãi nhau chồng chị lại tỏ ra nghi ngờ đứa con không phải của mình.
“Nếu anh ấy cứ nói thẳng sự nghi ngờ của mình thì dắt nhau đi xét nghiệm AND là xong nhưng anh ấy chả nói gì chỉ tỏ thái độ ngờ vực, biết là con mình nhưng vì ghen nên cố tình hoài nghi làm cho cuộc sống thật mệt mỏi,” chị V .trải lòng./.
Thiên Linh (Vietnam+)