VEPR: Mục tiêu năm 2016 tăng trưởng kinh tế 6,7% là ít khả thi

“Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7% cho năm 2016 do Quốc hội đề ra nhiều khả năng không thể đạt được, chỉ trong trường hợp có những nỗ lực cải cách đột phá thì tăng trưởng mới có thể đạt trên 6,5%."
VEPR: Mục tiêu năm 2016 tăng trưởng kinh tế 6,7% là ít khả thi ảnh 1Công bố Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2016, ngày 10/5. (Ảnh: PV/Vietnam+)

“Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7% cho năm 2016 do Quốc hội đề ra nhiều khả năng không thể đạt được. Chỉ trong trường hợp có những nỗ lực cải cách đột phá của Chính phủ mới mang lại hiệu ứng kích thích mạnh mẽ tâm lý người tiêu dùng và tạo niềm tin cho nhà đầu tư (cả trong khu vực tư nhân lẫn nước ngoài), thì tăng trưởng mới có thể đạt trên 6,5% và hướng tới mục tiêu của Quốc hội.”

Dự báo trên được đưa ra từ Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2016, chủ đề “Thiết lập nền tảng mới cho tăng trưởng” do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp cùng Đại sứ quán Australia thực hiện.

Lạm phát ở mức 5%

Tại buổi công bố Báo cáo, ông Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR cho rằng, mặc dù có những yếu tố thuận lợi cho tăng trưởng trong trung hạn, song trong ngắn hạn, kinh tế Việt Nam khó có khả năng ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao khi những nền tảng cho tăng trưởng chưa được thiết lập chắc chắn.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tiêu cực từ môi trường xung quanh, khi các nền kinh tế mới nổi trong khu vực đang đối mặt với những thách thức suy giảm của hoạt động sản xuất.

Về mặt bằng giá, Báo cáo đưa ra dự báo lạm phát chung cả năm sẽ quanh mức 5%, với kịch bản thận trọng hơn thì lạm phát có thể ở mức 4,2%.

Thêm vào đó, các chuyên gia phân tích cũng lưu ý đến các diễn biến phức tạp đến từ nhiều yếu tố ngoại sinh có thể sẽ tác động đến mặt bằng giá trong năm, như thị trường nguyên liệu thô thế giới (giá dầu ngừng giảm và có thể tăng nhẹ), biến đổi khí hậu (gây xáo trộn trên thị trường lương thực), các yếu tố nội sinh như chính sách tiền của Ngân hàng Nhà nước và biến động của tổng cầu, không loại trừ mức lạm phát năm 2016 sẽ đạt 5,2%.

VEPR: Mục tiêu năm 2016 tăng trưởng kinh tế 6,7% là ít khả thi ảnh 2Kiểm tra chất lượng thép ra lò tại nhà máy cán thép của Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên. (Ảnh: Hoàng Nguyên/TTXVN)

Ông Thành tiếp tục nhấn mạnh, năm 2016 có một đặc điểm quan trọng, đánh dấu những mốc hội nhập lớn của Việt Nam, đi kèm với một giai đoạn tăng trưởng mới của nền kinh tế với nhiều khó khăn và thách thức.


Chính sách kém hiệu quả

Về môi trường kinh doanh, giáo sư Nhật Bản Kenichi Ohno - với hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam đồng thời là tác giả của Chương 4 trong Báo cáo - đánh giá, Việt Nam hiện mới chỉ đang ở giai đoạn đầu tiên và nỗ lực bước sang giai đoạn thứ hai của quá trình công nghiệp hóa.

Theo giáo sư, dòng vốn FDI chảy mạnh vào Việt Nam là điều kiện cần thiết cho quá trình chuyển đổi, đang tiếp tục tăng, thậm chí điều này đang khiến một số quốc gia láng giềng ASEAN  tỏ ta lo ngại về sự dịch chuyển của các dòng vốn vào Việt Nam.

Trong bối cảnh khu vưc̣ Đông Á năng động, giáo sư Kenichi Ohno cho rằng, Việt Nam cần phải thực hiện thành công ba chính sách quan trọng để phát triển bền vững, bao gồm sáng tạo giá trị nội taị, đối phó những vấn đề xã hội mới phát sinh từ quá trình tăng trưởng nhanh và điều hành kinh tế vĩ mô hiệu quả trong quá trình hội nhập tài chính.

Song những nghiên cứu từ giáo sư đã cho thấy hai điểm yếu nghiêm trọng trong xây dựng chính sách ở Việt Nam, là thiếu sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp và thiếu sự hợp tác liên bộ trong thiết kế và thực thi các chiến lược, kế hoạch hành động. Những điều này đang khiến các chính sách được thông qua trở nên thiếu hiệu quả và không thể thực hiện.

“Có thể nói, tại Việt Nam hầu như rất ít chính sách được thực hiện đúng như mong đợi, vì sự trì hoãn các văn bản hướng dẫn thi hành, sự hạn chế về nguồn kinh phı́, nhân lực, trang thiết bị cần thiết đồng thiếu sư ̣ủng hộ từ phı́a cộng đồng doanh nghiệp cũng như sự thiếu khả năng và các quyết tâm phối hợp từ những bộ ngành có liên quan,” giáo sư Nhật Bản nhấn mạnh./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục