Bất chấp các chính sách kích cầu của chính phủ, bức tranh tổng thể thị trường bất động sản Mỹ trong những tháng đầu năm 2011 vẫn khá ảm đạm.
Doanh số nhà mới xây được bán ra giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 6 tháng qua, trong khi giá nhà tiếp tục đà giảm và số lượng nhà bị tịch thu do chủ nhà không còn khả năng thanh toán nợ thế chấp không ngừng tăng. Đây là những bằng chứng cho thấy cả người tiêu dùng và giới đầu tư vẫn lo ngại về nguy cơ kinh tế Mỹ và kinh tế toàn cầu có thể lại rơi vào suy thoái, do tác động của khủng hoảng nợ ở châu Âu.
Báo cáo mới công bố của Bộ Thương mại Mỹ cho biết cả doanh số bán ra và giá các ngôi nhà mới xây ở Mỹ trong tháng Tám vừa qua đều sụt giảm, cho dù lãi suất các khoản vay mua nhà đang ở mức thấp lịch sử. Doanh số bán nhà xây mới trong tháng Tám giảm tới 3,3%, chỉ đạt khoảng 295.000 căn, mức thấp nhất trong 6 tháng qua và là mức giảm lớn nhất trong vòng 2 năm qua.
Giá trung bình của các ngôi nhà mới xây trong tháng Tám giảm 8,7%, xuống với mức trung bình 168.000 USD/căn, thấp nhất kể từ năm 1996.
Hai nguyên nhân của điều này là thị trường việc làm khó khăn với tỷ lệ thất nghiệp 9,1% và khối lượng nhà tồn lại trong những tháng trước khiến dư cung, trong khi cầu thấp.
Một thực tế đang ám ảnh người tiêu dùng Mỹ là số lượng các ngôi nhà bị tịch thu gán nợ hoặc bán đấu giá do chủ nhà không thể vay thêm được tiền để trang trải các khoản vay ngân hàng vẫn tiếp tục tăng.
Trong tháng Tám, số lượng nhà bị tịch thu gán nợ tăng 7%, cá biệt một số bang còn vượt mức 50%. Tổng số gia đình nhận được giấy báo tịch thu nhà trong tháng là 84.405 hộ, con số lớn nhất tính theo tháng kể từ tháng Tám/2007. Những bang có số lượng giấy báo tịch thu nhà tăng mạnh nhất trong tháng Tám là California (55%), Indiana (46%) và New Jersey (42%).
Tình hình hiện nay của thị trường bất động sản cho thấy những khó khăn mà các nhà hoạch định chính sách Mỹ gặp phải trong nỗ lực vực dậy lĩnh vực này.
Ông Gary Thayer, chuyên gia phân tích thị trường nhà đất thuộc tổ chức Wells Fargo Advisors có trụ sở tại thành phố St. Louis, bang Missouri, cho biết vẫn chưa thấy hiệu quả của biện pháp lãi suất thấp đối với các khoản vay mua nhà. Tuần trước, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố các biện pháp mới, với việc nới lỏng hơn nữa nguồn tín dụng cho người mua nhà.
Với biện pháp mới này, công ty tài chính, tín dụng Fannie Mae & Freddie Mac ngày 22/9 đã hạ lãi suất các khoản vay mua nhà kỳ hạn 30 năm xuống mức thấp chưa từng có, từ 4,07% xuống 4,01%, so với mức 5,17% hồi đầu tháng 2 năm nay.
Ông Robert Wetenhall, chuyên gia tư vấn của công ty RBC Capital Markets, cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng ế ẩm của thị trường bất động sản.
Trước hết là việc người tiêu dùng vẫn còn dè dặt trong chi tiêu, do các khoản nợ vay mua nhà trước đây vẫn là gánh nặng với họ. Nguyên nhân thứ hai khiến giá nhà ở Mỹ liên tục giảm trong 12 tháng qua là do người dân Mỹ vẫn lo ngại nền kinh tế lớn nhất thế giới này có thể lại rơi vào cuộc suy thoái mới.
Ông Robert dự báo giá nhà ở Mỹ trong năm tới có khả năng giảm từ 5-15%.
Theo đánh giá của FED, trong 5 năm qua kể từ khi bùng nổ cuộc khủng hoảng của thị trường nhà đất, tổng giá trị bất động sản (chủ yếu là nhà ở) ở Mỹ đã giảm tới 6.600 tỷ USD. Do doanh số bán ra và giá cả đều giảm, các chủ xây dựng trong tháng Tám vừa qua đã cắt giảm 5% các dự án mới, khiến tổng số nhà xây mới trên toàn quốc chỉ vào khoảng 571.000 căn.
Lòng tin tiêu dùng tại Mỹ trong tháng 9 tăng nhẹ từ 45,2 điểm trong tháng Tám lên 45,4 điểm, gần mức thấp nhất trong 2 năm rưỡi, khi các nghị sỹ tiếp tục bàn các giải pháp thúc đẩy nền kinh tế và tạo thêm việc làm.
Trong khi đó, triển vọng kinh tế ngày càng thiếu chắc chắn cũng khiến lòng tin của các doanh nghiệp nhỏ giảm từ 92,9 điểm trong quý 2 xuống 83,5 điểm trong quý 3, mức thấp trong hai năm. Những bất đồng hiện nay đang gây ra sự hoài nghi về khả năng siêu ủy ban của Quốc hội Mỹ có thể đạt được một thỏa thuận vào ngày 23/11 về cắt giảm thâm hụt ngân sách ít nhất 1.200 tỷ USD trong 10 năm tới. Sự bế tắc hồi đầu tháng Tám trong Quốc hội nước này về nâng trần nợ công cũng đã xói mòn niềm tin của người tiêu dùng vào nền kinh tế./.
Doanh số nhà mới xây được bán ra giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 6 tháng qua, trong khi giá nhà tiếp tục đà giảm và số lượng nhà bị tịch thu do chủ nhà không còn khả năng thanh toán nợ thế chấp không ngừng tăng. Đây là những bằng chứng cho thấy cả người tiêu dùng và giới đầu tư vẫn lo ngại về nguy cơ kinh tế Mỹ và kinh tế toàn cầu có thể lại rơi vào suy thoái, do tác động của khủng hoảng nợ ở châu Âu.
Báo cáo mới công bố của Bộ Thương mại Mỹ cho biết cả doanh số bán ra và giá các ngôi nhà mới xây ở Mỹ trong tháng Tám vừa qua đều sụt giảm, cho dù lãi suất các khoản vay mua nhà đang ở mức thấp lịch sử. Doanh số bán nhà xây mới trong tháng Tám giảm tới 3,3%, chỉ đạt khoảng 295.000 căn, mức thấp nhất trong 6 tháng qua và là mức giảm lớn nhất trong vòng 2 năm qua.
Giá trung bình của các ngôi nhà mới xây trong tháng Tám giảm 8,7%, xuống với mức trung bình 168.000 USD/căn, thấp nhất kể từ năm 1996.
Hai nguyên nhân của điều này là thị trường việc làm khó khăn với tỷ lệ thất nghiệp 9,1% và khối lượng nhà tồn lại trong những tháng trước khiến dư cung, trong khi cầu thấp.
Một thực tế đang ám ảnh người tiêu dùng Mỹ là số lượng các ngôi nhà bị tịch thu gán nợ hoặc bán đấu giá do chủ nhà không thể vay thêm được tiền để trang trải các khoản vay ngân hàng vẫn tiếp tục tăng.
Trong tháng Tám, số lượng nhà bị tịch thu gán nợ tăng 7%, cá biệt một số bang còn vượt mức 50%. Tổng số gia đình nhận được giấy báo tịch thu nhà trong tháng là 84.405 hộ, con số lớn nhất tính theo tháng kể từ tháng Tám/2007. Những bang có số lượng giấy báo tịch thu nhà tăng mạnh nhất trong tháng Tám là California (55%), Indiana (46%) và New Jersey (42%).
Tình hình hiện nay của thị trường bất động sản cho thấy những khó khăn mà các nhà hoạch định chính sách Mỹ gặp phải trong nỗ lực vực dậy lĩnh vực này.
Ông Gary Thayer, chuyên gia phân tích thị trường nhà đất thuộc tổ chức Wells Fargo Advisors có trụ sở tại thành phố St. Louis, bang Missouri, cho biết vẫn chưa thấy hiệu quả của biện pháp lãi suất thấp đối với các khoản vay mua nhà. Tuần trước, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố các biện pháp mới, với việc nới lỏng hơn nữa nguồn tín dụng cho người mua nhà.
Với biện pháp mới này, công ty tài chính, tín dụng Fannie Mae & Freddie Mac ngày 22/9 đã hạ lãi suất các khoản vay mua nhà kỳ hạn 30 năm xuống mức thấp chưa từng có, từ 4,07% xuống 4,01%, so với mức 5,17% hồi đầu tháng 2 năm nay.
Ông Robert Wetenhall, chuyên gia tư vấn của công ty RBC Capital Markets, cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng ế ẩm của thị trường bất động sản.
Trước hết là việc người tiêu dùng vẫn còn dè dặt trong chi tiêu, do các khoản nợ vay mua nhà trước đây vẫn là gánh nặng với họ. Nguyên nhân thứ hai khiến giá nhà ở Mỹ liên tục giảm trong 12 tháng qua là do người dân Mỹ vẫn lo ngại nền kinh tế lớn nhất thế giới này có thể lại rơi vào cuộc suy thoái mới.
Ông Robert dự báo giá nhà ở Mỹ trong năm tới có khả năng giảm từ 5-15%.
Theo đánh giá của FED, trong 5 năm qua kể từ khi bùng nổ cuộc khủng hoảng của thị trường nhà đất, tổng giá trị bất động sản (chủ yếu là nhà ở) ở Mỹ đã giảm tới 6.600 tỷ USD. Do doanh số bán ra và giá cả đều giảm, các chủ xây dựng trong tháng Tám vừa qua đã cắt giảm 5% các dự án mới, khiến tổng số nhà xây mới trên toàn quốc chỉ vào khoảng 571.000 căn.
Lòng tin tiêu dùng tại Mỹ trong tháng 9 tăng nhẹ từ 45,2 điểm trong tháng Tám lên 45,4 điểm, gần mức thấp nhất trong 2 năm rưỡi, khi các nghị sỹ tiếp tục bàn các giải pháp thúc đẩy nền kinh tế và tạo thêm việc làm.
Trong khi đó, triển vọng kinh tế ngày càng thiếu chắc chắn cũng khiến lòng tin của các doanh nghiệp nhỏ giảm từ 92,9 điểm trong quý 2 xuống 83,5 điểm trong quý 3, mức thấp trong hai năm. Những bất đồng hiện nay đang gây ra sự hoài nghi về khả năng siêu ủy ban của Quốc hội Mỹ có thể đạt được một thỏa thuận vào ngày 23/11 về cắt giảm thâm hụt ngân sách ít nhất 1.200 tỷ USD trong 10 năm tới. Sự bế tắc hồi đầu tháng Tám trong Quốc hội nước này về nâng trần nợ công cũng đã xói mòn niềm tin của người tiêu dùng vào nền kinh tế./.
Thái Hùng (TTXVN/Vietnam+)