Sử dụng thực phẩm tự nhiên chống oxy hóa đang là một phương pháp trị liệu chống lão hóa được yêu thích trên thế giới.
Một nghiên cứu của Đại học Harvard chỉ ra rằng resveratrol có tác dụng hiệu quả trong việc chống oxy hóa. Resveratrol tồn tại trong vỏ nho và là một chất chống lại sự xâm lược của nấm, được tạo ra bởi dây leo của cây nho.
Resveratrol không những chứa chất chống oxy hóa mà còn có thể phòng tránh được các bệnh tim mạch và các bệnh ung thư.
Một cuộc điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy rằng, mặc dù người Pháp rất yêu thích các loại bơ nhưng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành và tỷ lệ tử vong vì căn bệnh này của người Pháp vẫn thấp hơn ở những quốc gia phương Tây khác. Các chuyên gia cho rằng điều này có thể liên quan đến việc người Pháp thường xuyên uống các loại rượu vang.
Vỏ nho, đặc biệt là vỏ nho tím còn chứa chất flavonoids giúp giảm huyết áp, thúc đẩy lipoprotein mật độ cao trong máu tăng lên, làm giảm lượng cholesterol có hại, bảo vệ tim mạch. Ngoài ra, cellulose, pectin, và sắt có trong vỏ nho có thể bù đắp dinh dưỡng trong chế độ ăn hiện nay. Các chuyên gia khuyên rằng nên ăn nho cả quả cùng với vỏ và hạt, cơ thể sẽ hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Các chuyên gia dinh dưỡng đã tìm thấy resveratrol trong 72 loại thực phẩm như đậu phông, dâu tằm... nhưng lượng resveratrol trong vỏ nho là cao nhất. Tuy nhiên nho lại không phải là loại trái cây nên ăn hàng ngày mặc dù nó chứa giá trị dinh dưỡng cao./.
Một nghiên cứu của Đại học Harvard chỉ ra rằng resveratrol có tác dụng hiệu quả trong việc chống oxy hóa. Resveratrol tồn tại trong vỏ nho và là một chất chống lại sự xâm lược của nấm, được tạo ra bởi dây leo của cây nho.
Resveratrol không những chứa chất chống oxy hóa mà còn có thể phòng tránh được các bệnh tim mạch và các bệnh ung thư.
Một cuộc điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy rằng, mặc dù người Pháp rất yêu thích các loại bơ nhưng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành và tỷ lệ tử vong vì căn bệnh này của người Pháp vẫn thấp hơn ở những quốc gia phương Tây khác. Các chuyên gia cho rằng điều này có thể liên quan đến việc người Pháp thường xuyên uống các loại rượu vang.
Vỏ nho, đặc biệt là vỏ nho tím còn chứa chất flavonoids giúp giảm huyết áp, thúc đẩy lipoprotein mật độ cao trong máu tăng lên, làm giảm lượng cholesterol có hại, bảo vệ tim mạch. Ngoài ra, cellulose, pectin, và sắt có trong vỏ nho có thể bù đắp dinh dưỡng trong chế độ ăn hiện nay. Các chuyên gia khuyên rằng nên ăn nho cả quả cùng với vỏ và hạt, cơ thể sẽ hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Các chuyên gia dinh dưỡng đã tìm thấy resveratrol trong 72 loại thực phẩm như đậu phông, dâu tằm... nhưng lượng resveratrol trong vỏ nho là cao nhất. Tuy nhiên nho lại không phải là loại trái cây nên ăn hàng ngày mặc dù nó chứa giá trị dinh dưỡng cao./.
Lan Phương (Vietnam+)