Bí ẩn về nguồn gốc và sức tàn phá của dịch Ebola

[Videographics] Bí ẩn về nguồn gốc và sức tàn phá của dịch Ebola

Khu vực Tây Phi hôm 28/7 đã ban lệnh báo động khi dịch Ebola bùng phát trên diện rộng với một bác sỹ Mỹ và một đoàn truyền giáo mắc bệnh này ở Liberia và ca tử vong đầu tiên ở thủ đô của Sierra Leon.

Ebola là một trong những loại virus tàn khốc nhất mà nhân loại từng biết. Nó được đặt theo tên của một con sông nhỏ ở nước Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi virus này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1976.

Khoảng 90% người mắc virus này đã tử vong. Có một loạt các biến thể của virus Ebola gồm: Zaire, Sudan, Cote d'Ivoire, Bundibugyo, Reston và Tai forest. Chúng lây truyền qua tiếp xúc đường máu, dịch cơ thể và mô của người nhiễm virus. Một số nhà nghiên cứu cho rằng có thể nó còn lây lan qua đường không khí.

Dơi châu Phi được coi là vật lây nhiễm tự nhiên. Khỉ đột, tinh tinh, khỉ, linh dương và nhím là những loài dễ mắc và lan truyền bệnh dịch này. Sau thời gian ủ bệnh từ 20-21 ngày, người mắc Ebola sẽ có các triệu chứng: Sốt cao, cơ thể yếu, mỏi cơ, đau đầu và viêm họng.

Thể trạng này thường dẫn tới nôn mửa, tiêu chảy, phát ban, suy thận và gan và đôi khi là xuất huyết cả bên trong và bên ngoài dẫn tới tử vong.

Virus Ebola thường nhanh chóng sinh sôi tới mức áp chế toàn bộ sức đề kháng của cơ thể.

Hiện chưa có vắcxin hay phác đồ điều trị căn bệnh này.

(Vietnam+)